Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/09/2014 - 15:09
(Thanh tra) - Thí sinh trượt nguyện vọng (NV) 1 có tới 3 lá phiếu để xét tuyển NV2. Vì vậy, nhiều trường đại học (ĐH) lo ngại sẽ gặp rủi ro vì có nhiều hồ sơ ảo.
Thí sinh đến nộp hồ sơ NV2 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, sáng ngày 4/9. Ảnh: Hải Hà
Đau đầu vì hồ sơ ảo
Thầy Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, năm nay, ở cơ sở miền Bắc, Học viện tuyển bổ sung 1.400 chỉ tiêu (cả cao đẳng). Tính đến ngày 3/9, Học viện đã nhận được trên 5.000 hồ sơ, từ nay đến khi hết thời hạn nhận (ngày 12/9), dự kiến cơ sở phía Bắc, Học viện sẽ nhận được khoảng hơn 7.000 hồ sơ.
Chia sẻ về lượng hồ sơ nộp cao hơn nhiều lần chỉ tiêu vào Học viện, thầy Lập nói: "Mặc dù nhận được nhiều hồ sơ dự tuyển nhưng không thấy... sướng mà còn đau đầu. Bởi vì, 1 thí sinh được phát tới 3 giấy chứng nhận kết quả, càng đông hồ sơ thì ảo lại càng nhiều".
Lo lắng của thầy Lập là hoàn toàn có cơ sở khi 100% thí sinh nộp hồ sơ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khi được hỏi đều trả lời họ nộp ít nhất là 2 bộ hồ sơ vào 2 trường khác nhau.
Thầy Lập khuyên thí sinh khi nộp NV2 phải lên trang web của trường để xem số chỉ tiêu cũng như điểm xét tuyển.
Khi quyết định nộp phiếu xét tuyển phải dựa trên nguyên tắc: Điểm của mình phải hơn điểm xét tuyển từ 2 - 3 điểm.
Nguyễn Thị Huyền, học sinh Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội chia sẻ: "Em thi Học viện Cảnh sát được 21 điểm, trượt NV1 nên em nộp NV2 vào 2 nơi là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ĐH Sư phạm Hà Nội. Em thấy khả năng được cả 2 trường khá cao vì ngành Marketing của Học viện lấy 100 chỉ tiêu, điểm xét tuyển là 17. Tính đến ngày 27/8, em xem trên trang web của Học viện thì 8 chuyên ngành của trường với khoảng 1.000 chỉ tiêu cũng chỉ có 47 bạn trên 20 điểm. Còn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội em nộp vào Khoa Công nghệ thông tin, điểm xét tuyển cũng chỉ 16. Nếu được cả 2 trường, lúc đó em sẽ cân nhắc xem nên đi trường nào".
Cũng giống như Huyền, em Nguyễn Mai, học sinh Trường THPT Đông Anh, Hà Nội trượt NV1 vào Trường ĐH Hà Nội, em nộp tới 3 hồ sơ vào 3 trường để xét tuyển NV2 là ĐH Thăng Long, ĐH Công nghiệp và ĐH Điện lực.
Hay Vũ Văn Nam, học sinh Trường THPT Yên Phong số 1 Bắc Ninh thi đạt 23 điểm nhưng vẫn trượt NV1, em nộp NV2 vào 2 khoa khác nhau của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Trường ĐH Thăng Long cũng rơi vào tình cảnh tương tự như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Thầy Phan Huy Phú, Hiệu trưởng cho biết: "Trường tuyển 1.500 chỉ tiêu cho NV2. Tính đến thời điểm này, trường đã tiếp nhận 2.500 hồ sơ. Trường muốn kết thúc việc nhận hồ sơ càng sớm càng tốt vì càng nhiều hồ sơ nộp thì ảo lại càng cao".
Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long. Ảnh: HH
Như vậy, có thể thấy với việc 1 thí sinh được nộp tới 3 hồ sơ để xét tuyển NV2, thì lượng hồ sơ ảo sẽ không hề nhỏ.
Giải bài toán... ảo
Nhiều trường ĐH mong muốn tuyển NV2 để "vớt" được những thí sinh đạt điểm cao. Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó không hề đơn giản.
Thầy Lập cho biết, với lượng hồ sơ nộp nhiều, trường đang phải chật vật trong việc tính toán gọi bao nhiêu cho vừa, nếu gọi ít thí sinh không đến đủ cũng "chết", mà gọi nhiều thí sinh đến quá cũng "chết" vì bị phạt tuyển quá chỉ tiêu. Như năm ngoái, Học viện phải lấy số thí sinh lên gấp rưỡi. Tuy nhiên, việc làm này cũng phải linh hoạt, tùy vào từng ngành để xử lý. Ví dụ như ngành Công nghệ thông tin (ngành thế mạnh của Học viện) gần như thí sinh đạt thì sẽ đến học nên gần như không lấy vượt chỉ tiêu, còn những ngành liên quan đến kinh tế (không phải là thế mạnh) thì phải lấy vượt nhiều để đủ chỉ tiêu.
Đây cũng là cách làm của Trường ĐH Thăng Long, thầy Phú cho biết, những năm trước trường đều phải gọi vượt chỉ tiêu 30 - 40% để đề phòng với thí sinh ảo.
Trả lời câu hỏi, liệu có khả năng thí sinh đạt NV2 nhưng không đến học hoặc đến học nhưng bỏ giữa chừng, hay chỉ coi đây là nơi trú chân tạm thời để năm sau thi lại, ông Phú cho biết, thực trạng này không phải là hiếm, nhất là với các trường dân lập. Nhưng với trường ông thì khác. Là trường dân lập, tới 70 - 80% vào học tại trường là do xét tuyển NV2, nhưng học sinh đã đến học thì rất ít bỏ giữa chừng, số này chỉ chiếm chưa đến 5%.
Bí quyết để có được thành công này, theo ông Phú là do trường kiểm soát chặt chất lượng đào tạo. Học thật thi thật, nên sinh viên ra trường không khó để tìm kiếm việc làm.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh