Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/10/2019 - 19:23
( Thanh tra) - Gặp mặt phụ huynh sinh viên khóa mới là một hoạt động được tổ chức thường niên của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhằm giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của trường, về cách thức quản lý đào tạo đối với sinh viên trong những năm tháng học tập tại trường.
GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp- Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi gặp mặt.
Tham dự buổi gặp mặt, về phía nhà trường có GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp- Phó Hiệu trưởng chủ trì cùng toàn thể các thầy cô giáo và đại diện đông đảo các vị phụ huynh sinh viên của Khóa 24 đã đến tham dự.
Tại buổi gặp mặt, Phó Hiệu trưởng nhà trường, GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp đã nêu khái quát chung về nhà trường. Tiền thân của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội do GS. Trần Phương (Nguyên Phó thủ tướng nước CNXHCN Việt Nam) làm Hiệu trưởng.Ngày 19-5-2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 750/GĐ-TTg cho phép đổi tên thành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội như hiện nay.Trường chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Hệ thống văn bằng của Trường nằm trong hệ thống văn bằng Quốc Gia.
Trường là một tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức, góp vốn để xây dựng và phát triển Trường với mục đích đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, không vì mục tiêu lợi nhuận. Trường đào tạo cả 03 cấp: Cao đẳng, Đại học và Cao học và 03 hệ đào tạo là Tập trung, Tại chức và Đào tạo từ xa. Ngoài ra, nhà trường còn có 01 phương thức đào tạo khác, đó là gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài.
Trong hơn 20 năm phát triển, nhà trường đã hợp tác với rất nhiều các Viện đào tạo, các trường đại học, các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài như: Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Anh quốc..... trong việc đào tạo cũng như gửi sinh viên của nhà trường sang học tập và nghiên cứu, trau dồi thêm nhiều kiến thức, nâng cao năng lực bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường còn đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học hoặc từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Đại học.
Với 27 chương trình của 04 khối đào tạo: Kinh tế và Kinh doanh, Công nghệ - Kỹ thuật, Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và Ngoại ngữ được đào tạo chuyên sâu, bài bản, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã và đang khẳng định được vị thế, thương hiệu của mình trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay.
Đội ngũ giảng viên của nhà trường có nhiều người đã từng là cán bộ quản lý cao cấp của Đảng và Chính phủ. Hiện tại, tổng số giảng viên của Trường là 1.116 giảng viên cơ hữu, trong đó có 79 Giáo sư, Phó Giáo sư; 105 Tiến sĩ và 675 Thạc sĩ. Tất cả các thầy cô giáo đều có kiến thức uyên thâm, giàu tâm huyết trong sự nghiệp giảng dạy.
Trường có 03 cơ sở đào tạo, bao gồm: Cơ sở chính ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Cơ sở 2 tại Từ Sơn, Bắc Ninh và Cơ sở 3 tại Lương Sơn, Hòa Bình. Cả 03 cơ sở đều được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, tiện ích cho việc giảng dạy và học tập. Điểm mạnh của nhà trường so với các trường đại học khác, đó là trường có 130 phòng máy với trên 4.000 máy tính để phục vụ cho việc học tin học, tiếng Anh và thi trắc nghiệm. Ngoài ra, trường còn dành trên 1.200m2 làm thư viện với hàng ngàn đầu sách, báo, tài liệu, giáo trình, giáo khoa trong và ngoài nước để phục vụ học tập, nghiên cứu cho thầy và trò.
Việc thực hiện chính sách thi đua khen thưởng, chính sách học bổng hàng năm dành cho các sinh viên có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt đã và đang được nhà trường thực hiện rất cụ thể, công khai, minh bạch, nhằm khích lệ tinh thần hiếu học, khơi dậy năng lực sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Thay mặt Ban Giám hiệu, GS.TS.Nguyễn Công Nghiệp- Phó Hiệu trưởng nhà trường cảm ơn sự tham dự của các phụ huynh sinh viên khóa 24, đồng thời cũng nhấn mạnh: “....Phương châm đào tạo của nhà trường là luôn lấy chất lượng làm trọng. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không chỉ thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng là trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tài năng cho sinh viên mà còn chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng tư duy phân tích, tinh thần sáng tạo, nâng cao nhân cách, phát triển thể lực, giúp các em có một nền tảng tốt để sau này lập thân, lập nghiệp thành công...”. Phó Hiệu trưởng cũng nêu lên một số hạn chế còn tồn tại của thế hệ sinh viên hiện nay và đề nghị các phòng ban chức năng, đơn vị của nhà trường cũng như các vị phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý, giáo dục sinh viên.
Tại buổi gặp mặt, các phụ huynh sinh viên cũng được lắng nghe TS. Lê Anh Sắc, Phó Trưởng phòng Quản lý – Đào tạo giới thiệu những nét cơ bản của phương thức đào tạo tín chỉ. Được biết, giảng dạy theo hệ thống tín chỉ sẽ được áp dụng cho tất cả sinh viên khóa 24 của trường.
Sau khi đặt ra một số câu hỏi liên quan đến cách thức quản lý, đào tạo sinh viên, tất cả các phụ huynh tham dự đều hoàn toàn yên tâm, tin tưởng và nhất trí về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, chế độ khen thưởng, phương pháp quản lý học tập dành cho sinh viên cũng như các hướng giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong trường.
Cuối buổi gặp mặt, Đại diện phòng Công tác sinh viên, TS.Nguyễn Đình Đức, Phó Trưởng phòng đã thông báo đến các phụ huynh về giáo viên chủ nhiệm của từng các lớp, lịch học và các quy định, chế độ có liên quan đến các sinh viên Khóa 24.
NĐ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân