Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/04/2016 - 11:23
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 giai đoạn 2016 - 2019.
Theo đó, Trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện tự chủ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và hợp tác với doanh nghiệp.
Trong đó, Trường chủ động xây dựng nội dung chương trình đào tạo căn cứ vào chương trình đào tạo quốc tế bậc 6 theo khung 8 bậc của UNESCO - ISCED 2011 để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành cho sinh viên tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Bên cạnh đó, quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo nhu cầu của danh nghiệp và xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, phù hợp với định hướng phát triển của Trường. Đối với ngành đào tạo mới không có trong Danh mục giáo dục đào tạo do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, trường được quyết định mở ngành nhưng phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp về việc thí điểm ngành mới.
Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường, có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Hội đồng trường bầu Chủ tịch Hội đồng và Hiệu trưởng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng.
Trường được quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy. Quyết định cơ cấu và số lượng người làm việc; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên hợp đồng trên cơ sở quy chế và chủ trương được Hội đồng trường thông qua, phù hợp với yêu cầu phát triển của Trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Học phí tối đa năm học 2016 - 2017 là 16,4 triệu đồng/người học/năm
Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và quy định tại Quyết định này. Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ trung cấp hệ chính quy năm 2016 - 2017 là 14,35 triệu đồng/người học/năm, trình độ cao đẳng là 16,4 triệu đồng/người học/năm.
Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm nghề, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của Trường theo quy định tại Quyết định này.
Đối với các đối tượng đã nhập học trước 4/4/2016, Trường thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% học phí của năm trước liền kề kể từ 4/4/2016.
Hợp Nhất
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền