Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/04/2020 - 18:30
(Thanh tra)- Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ giải pháp dạy học qua Internet, trên truyền hình có hiệu quả. Đến thời điểm này, do nhiều yếu tố khách quan, một số địa phương dự kiến đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5.
Việc nghiêm túc triển khai đã duy trì việc học, tạo được cho học sinh ý thức học tập và thực hiện được mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Các địa phương trong cả nước đã nghiêm túc triển khai thực hiện, có địa phương còn triển khai tới 100% cơ sở giáo dục đào tạo.
Điện Biên là tỉnh miền núi với 40% hộ nghèo, rất nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa chưa có mạng internet, sóng điện thoại tới nơi. Tuy nhiên, theo thống kê, có khoảng 73% học sinh bậc THPT được học từ xa, qua internet, trên truyền hình hoặc giao bài tập trực tiếp.
Để triển khai việc dạy học từ xa, ngành Giáo dục Điện Biên đã tổ chức rà soát tới từng học sinh để nắm được khả năng tiếp cận việc học của các em, với những trường hợp học sinh không thể học qua Internet hay truyền hình, các trường sẽ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để chuyển tải nội dung, phát phiếu học tập trực tiếp đến các em.
Còn tại Thanh Hóa, tỉnh có 11 huyện miền núi và trên 2.000 cơ sở giáo dục, nhưng đã có rất nhiều giải pháp để triển khai dạy học từ xa đạt hiệu quả.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thanh Hóa Hoàng Văn Thi cho biết, ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ, Thanh Hóa đã thành lập nhóm giáo viên, tổ chức bài giảng cho 2 khối lớp 9 và 12 trên Đài Truyền hình Thanh Hóa. Đối với các khối khác, ở những nơi có điều kiện ngành Giáo dục triển khai dạy học trực tuyến, phối hợp với phụ huynh tăng cường quản lý hỗ trợ học sinh tự học, kể cả bậc mầm non cũng có hướng dẫn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy, học trực tuyến ở mức độ nào vẫn chưa được đánh giá cụ thể bởi do nhiều yếu tố như nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh và các vùng, miền khác nhau. Những nơi nào ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, phụ huynh lo việc học cho con, nơi đó sẽ hiệu quả.
Đến thời điểm này, một số địa phương đang có đề xuất dự kiến cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 5. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn cho học sinh, thầy cô giáo như phân chia khối lớp học khác buổi, ví dụ khối 9, 12 học sáng; các khối khác học buổi chiều… để học sinh không đến trường một lúc quá đông.
Một số địa phương như Cao Bằng, Đắk Lắk hiện nay chưa có dịch và được xếp vào nhóm nguy cơ thấp cũng có ý kiến nếu không có chuyển biến bất thường, Sở GDĐT sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học lại vào đầu tháng 5 tới.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, thời gian qua, dù còn gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra nhưng ngành Giáo dục cả nước đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn. Các địa phương đã triển khai việc dạy và học qua internet, trên truyền hình, đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
Có thể nói, ở bậc đại học, việc dạy học trực tuyến đã được tiếp cận từ lâu, nhưng với bậc phổ thông đây là việc làm mới. Và dù là giải pháp tình thế trong tình hình dịch bệnh nhưng quá trình triển khai đã bước đầu có kết quả, đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Các địa phương, nhất là địa phương khó khăn đã thể hiện quyết tâm rất lớn, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới, 70 - 80% học sinh bậc THPT ở các địa phương khó khăn được học trực tuyến, học qua truyền hình là con số cho thấy nỗ lực lớn của các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, có 5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến, đầu tiên phải kể đến cơ sở hạ tầng, từ máy tính, phần mềm, đến đường truyền. Thứ hai là công tác quản lý chỉ đạo, thứ 3 là đội ngũ giáo viên rồi đến học sinh và phụ huynh.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công. “Học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp. Phụ huynh học sinh cần động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em học tập”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ.
Đối với việc đi học trở lại, theo ông Độ, đây là việc cần được tính toán, tuy nhiên cần phải xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. “Học sinh đi học phải an toàn. Trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp lịch học đan xen các khối lớp 3 buổi/tuần. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Chu Tuấn - Quang Danh
Văn Thanh
Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang