Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/06/2017 - 12:53
(Thanh tra) - Sáng nay (22/6), hơn 860.000 thí sinh (TS) trên cả nước bước vào buổi thi đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 với môn Ngữ Văn. Kết thúc 120 phút làm bài nhiều TS học khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Anh) dự thi tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) "than" đề thi... khó.
Thí sinh bắt đầu thi môn Ngữ Văn sáng 22/6. Ảnh: HH
Là một trong những TS ra sớm nhất tại điểm thi Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) em Phạm Thanh Liêm (học sinh trường THPT Việt Đức) chia sẻ: Đề thi khó hơn so với các năm trước. Phần nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm trong cuộc sống. Em rất thích câu hỏi này vì em được nói lên suy nghĩ của mình. Ngoài nêu hiểu biết của mình về sự thấu hiểu, em cũng đưa ra ví dụ hình ảnh phụ huynh đứng đợi con trước cổng trường thi. Là học sinh khối D, nhưng Liêm dự kiến mình chỉ đạt khoảng 6 điểm vì đề thi tương đối khó. Chỉ làm bài hết 90 phút, 30 phút còn lại không làm được thêm gì nên Liêm rời phòng thi sớm.
Phạm Thúy Ngân, cựu học sinh lớp 12A2, Trường THPT Văn Hiến (Hà Nội) một trong những TS ra sớm tại điểm thi Trường THPT Việt Đức chia sẻ: Là học sinh khối C, có thế mạnh về môn Ngữ Văn, nhưng em cảm nhận đề thi tương đối khó. Em thích câu hỏi ở phần nghị luận xã hội. Với câu hỏi này em làm đã đặt mình vào người khác để thấu cảm, em làm khá nhanh. Nhưng đến câu hỏi về bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm em lại... "tắc tị". Câu này khá bất ngờ vì em theo dõi đề thi Văn từ năm 2009 đến nay có 4 tác phẩm chưa thi bao giờ, nhưng bài thơ này lại được thi lại lần thứ 2. Em dự kiến mình chỉ được 6 điểm.
Bất ngờ với đề thi cũng là suy nghĩ của Phan Minh Thư (Học sinh Trường THPT Việt Đức): Phần đọc hiểu lại rơi vào 1 bài thơ, trong khi mấy năm gần đây đều là đoạn văn. Trong đề thi minh họa cũng không có phần về thơ. Câu hỏi nghị luận xã hội nói về lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm, tuy hơi khó nhưng có ý nghĩa thiết thực.
Là học sinh khối D, nhưng Thư nhận xét đề khi khá khó và có tính phân loại cao, để đỗ tốt nghiệp không khó, nhưng để đạt được điểm cao thì rất khó. Em hi vọng mình sẽ được 7,5 điểm.
Nhận xét về đề thi năm nay, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng: Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn có sự thay đổi lớn từ cấu trúc, nội dung đến thời gian thi. Không còn một bài thi Ngữ Văn thông thường với thời gian làm bài là 180 phút, đề thi năm 2017 chỉ có thời gian làm bài là 120 phút với hai phần là Đọc hiểu và Làm văn. Từng phần của đề thi cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với thời gian làm bài.
Phần đọc hiểu, không còn 8 câu hỏi nhỏ với chia đều cho 2 ngữ liệu. Đề thi chỉ gồm 1 ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ với các cấp độ nhận thức nhận biết - thông hiểu - vận dụng. Ngữ liệu nằm ngoài/trong chương trình sách giáo khoa.
Câu hỏi duy nhất đòi hỏi tư duy, trải nghiệm, sự suy ngẫm và “thấu cảm” của TS chính là câu 4, đây là câu hỏi có thể coi đã đạt tới mục đích của vận dung - vận dụng cao theo tiêu chí của bài đọc hiểu. Tuy nhiên, tần suất tư duy cho một phần đọc hiểu như vậy là hơi “khiêm tốn” trong một đề thi quốc gia.
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết đánh giá, điều đáng ghi nhận ở câu nghị luận văn học chính là việc lựa chọn đoạn thơ cảm nhận trong 1 đoạn trích dài 90 câu. Đoạn thơ đã giúp học trò có những cảm nhận khá đầy đủ về Đất nước: Đất nước được đặt trong chiều dài “đằng đẵng” của thời gian lịch sử, được đặt trong chiều rộng “mênh mông” của không gian địa lý, trong chiều sâu, bề dày của văn hóa, phong tục…
Kết thúc môn Ngữ Văn theo hình thức tự luận, từ chiều nay TS sẽ thi các môn trắc nghiệm, bắt đầu là môn Toán với thời gian làm bài 90 phút.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân