Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 27/02/2025 - 17:17
(Thanh tra) - Theo Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26/2/2025 vừa được ban hành, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) giảm từ 23 xuống còn 18 đơn vị. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025 thay thế Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GDĐT.
Sau sắp xếp, tinh gọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm 5 đơn vị. Ảnh: LP
Theo đó, 18 đơn vị gồm:
1. Vụ Giáo dục Mầm non
2. Vụ Giáo dục Phổ thông
3. Vụ Giáo dục Đại học
4. Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh
5. Vụ Học sinh, sinh viên
6. Vụ Pháp chế
7. Vụ Tổ chức cán bộ
8. Vụ Kế hoạch - Tài chính
9. Văn phòng
10. Thanh tra
11. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
12. Cục Quản lý chất lượng
13. Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
14. Cục Hợp tác quốc tế
15. Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
16. Báo Giáo dục và Thời đại
17. Tạp chí Giáo dục
18. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Các đơn vị quy định từ 1 đến 15 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ 16 đến 18 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Vụ Giáo dục thường xuyên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật cho đến khi Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31/3/2025.
Bộ GDĐT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Về pháp luật, Bộ GDĐT trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, các nghị quyết, dự án, đề án, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; ban hành thông tư và các văn bản khác theo thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, theo dõi việc thi hành, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản sau khi được ban hành theo quy định của pháp luật.
Về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, Bộ GDĐT hướng dẫn và tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ ban hành chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.
Ban hành chương trình giáo dục phổ thông; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, quy định chương trình, nội dung, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Quy định về chương trình giáo dục thường xuyên; quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo và danh mục ngành, nghề ở các trình độ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Quy định các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp; ban hành chương trình bồi dưỡng dự bị đại học; hướng dẫn về xây dựng xã hội học tập, xây dựng chính sách thúc đẩy học tập suốt đời.
Về quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc, Bộ GDĐT trình Chính phủ ban hành quy định về chính sách phát triển, bảo tồn tiếng Việt và tiếng các dân tộc; hướng dẫn việc học tiếng Việt cho công dân nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, Bộ GDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Quy định về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên; quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương và định giá tối đa sách giáo khoa.
Về thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ, Bộ GDĐT quy định việc thi, kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân; quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam; việc công nhận các chứng chỉ được sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân...
Về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục công lập theo quy định; quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục. Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo và cơ sở giáo dục...
Về bảo đảm chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành, nghề đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh công lập cả nước từ năm học 2025 - 2026, thì Thường trực Ban Bí thư cũng đã có văn bản chỉ đạo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét mở rộng với học sinh trường dân lập, tư thục, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Hương Giang
(Thanh tra) - Đắk Lắk đón nhận mô hình iSMART, dạy tiếng Anh qua Toán và Khoa học, với sự kiện "Lớp học mở" thu hút đông đảo phụ huynh tham dự. Phương pháp mới này kỳ vọng giúp học sinh tiểu học sử dụng tiếng Anh như công cụ học tập, mở ra cơ hội hội nhập toàn cầu.
Thuỳ Linh
Hải Hà
Phương Anh
Trung Hà
PV
PV
Hương Giang
PV
Trung Hà
Ngọc Diễm
Trần Lê
Trung Hà
Kim Thành
PV
Hương Giang
PV