Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/08/2014 - 13:58
(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố 3 phương án tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia thay kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: "Về mặt cá nhân, tôi ủng hộ phương án 2, để tăng khả năng tích hợp của thí sinh". Ảnh: Hải Hà
Ngay sau khi Bộ công bố 3 phương án, đã có nhiều ý kiến trái chiều từ đại diện các sở GD&ĐT cũng như các trường ĐH, CĐ.
Trường ĐH chọn phương án 2
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Cách thức dạy học chuyển từ nặng truyền thụ kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách thức dạy, học, kiểm tra đánh giá và thi là một cách quan trọng. "Về mặt cá nhân, tôi ủng hộ phương án 2. Tức là phương án thi theo bài. Trong kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 gồm Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm bài thi Toán, Văn, Ngoại ngữ, bài thi khoa học tự nhiên (gồm Lý, Hóa, Sinh) và bài thi khoa học xã hội (gồm Sử và Địa) để tăng khả năng tích hợp của thí sinh. Phương án này có thể thực hiện được ngay trong năm 2015”, PGS Minh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, PGS Minh góp ý thêm 2 điều: Thứ nhất, Bộ nên yêu cầu thi tất cả 5 bài thi, chứ không để học sinh lựa chọn giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vì đây là kiến thức nền phổ thông học sinh cần phải biết. Thứ 2, cần quan tâm đến tin học, vì không có tin học sẽ trở nên lạc hậu".
Nói về sự cần thiết phải có các trường ĐH cùng tham gia tổ chức 1 kỳ thi PGS Minh khẳng định đó là việc làm cần thiết. "Tôi đồng ý đề xuất các trường ĐH tham gia để thể hiện tính nghiêm túc, tăng cường tính kiểm tra, giám sát để làm kỳ thi đạt chất lượng và hiệu quả đúng như mong muốn. Còn tham gia đến đâu? Theo tôi nên là sự phối hợp. Các trường phối hợp ở tất cả các khâu như tổ chức, ra đề, coi thi, chấm thi".
PGS Minh cũng lưu ý, Bộ GD&ĐT cần phải công bố phương án chính thúc sớm để giáo viên và học sinh không hoang mang. Bộ cũng phải có lộ trình thích hợp để học sinh và giáo viên thích ứng dần với phương pháp học, thi mới.
Nhiều tỉnh chọn phương án 1
Trái với phương án mà thầy Minh lựa chọn, ông Bùi Đức Cường, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên lựa chọn phương án 1 (thi theo môn. 8 môn gồm Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ. Có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi một môn).
Theo ông Cường, thực trạng vấn đề dạy và học hiện nay phù hợp với cách kiểm tra đánh giá, gắn với công việc ngành Giáo dục đã làm trong thời gian qua, không gây ra tâm lý lo lắng trong xã hội. Còn phương án 2, 3 cần thêm thời gian chuẩn bị mới có thể triển khai được.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ủng hộ thực hiện phương án 1. Ông Sơn khẳng định, với phương án này có thể thực hiện ngay trong năm 2015 còn phương án 2 sớm nhất cũng phải sang năm 2016 mới thực hiện được. Riêng phương án 3 (Thi theo bài. 11 môn học lớp 12 THPT gồm: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được tuyển chọn để tổng hợp thành 4 bài thi) nên để tổ chức rút kinh nghiệm và cần phải có sự chuẩn bị cụ thể để học sinh không bị "sốc".
Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cũng nghiêng về phương án 1 vì học sinh miền núi chưa thể làm quen ngay với phương án thi tích hợp liên môn. Giáo viên cũng chưa thể ngay lập tức hướng dẫn học sinh học tập đáp ứng yêu cầu này.
Còn ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng cả 3 phương án đều có thể thực hiện được nhưng phải có lộ trình hợp lý. "Cá nhân tôi thấy, phương án 2 triệt để nhất, nhưng nếu thực hiện luôn sẽ gây xáo trộn. Vì vậy, năm 2015 vẫn nên thực hiện phương án 1, đến năm 2016 sẽ thực hiện phương án 2 và đến năm 2020 thực hiện phương án 3".
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC