Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những lợi thế của đánh giá dựa trên năng lực của học sinh

T. Giang

Thứ ba, 12/01/2021 - 19:58

(Thanh tra) - Mục đích của việc đánh giá dựa trên năng lực là cung cấp cho học sinh và phụ huynh những phản hồi cụ thể về kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể dẫn đến những hiểu biết rõ ràng hơn về tiến bộ và kỹ năng đạt được theo thời gian của người học.

Đánh giá dựa trên năng lực cần kết hợp với thông tin từ gia đình và sự tiến bộ về kỹ năng của học sinh. Bằng cách cung cấp thông tin cụ thể, có ý nghĩa về mức độ làm chủ các kỹ năng, trường học sẽ cho học sinh biết được cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được sự tiến bộ trong quá trình học tập. Điều này thúc đẩy quá trình trao quyền cho học sinh trong việc học tập, cũng như giúp các giáo viên có định hướng trong công việc giảng dạy. Các lợi ích đó là:

Cải thiện tính rõ ràng và minh bạch

Rõ ràng, các đánh giá dựa trên năng lực cho phép giáo viên và phụ huynh xác định các lĩnh vực học sinh có thế mạnh và những nội dung học sinh có thể cần hỗ trợ thêm. Trong mọi trường hợp, những đánh giá này cung cấp cho giáo viên những bằng chứng chi tiết về sự tiến bộ của học sinh, từ đó có thể sử dụng để xây dựng các mục tiêu cá nhân và kế hoạch giáo dục.

Ngoài việc đánh giá sự thành thạo về kỹ năng, giáo viên nên thường xuyên chia sẻ một cách toàn diện về thành tích và những khó khăn của từng học sinh. Những phản hồi toàn diện đó giúp học sinh và gia đình có hình dung rõ ràng về những gì đang xảy ra trong lớp học. Các lớp học thực sự minh bạch hóa kết quả của quá trình giáo dục để hình thành những năng lực cần thiết cho thành công trong tương lai của học sinh.

Cá nhân hóa học tập

Thông qua học tập dựa trên năng lực, các giáo viên có cơ hội cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thái độ và kỹ năng học tập của mỗi học sinh, từ đó cung cấp các tài nguyên và sự hỗ trợ tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu cá nhân. Nó chính là chìa khóa để biết được phương pháp, hay phong cách học tập nào là phù hợp với cá nhân người học. Đây chính là nền tảng của học tập dựa trên nhu cầu và năng lực của cá nhân.

Thay đổi văn hóa đánh giá

Để áp dụng thành công các chiến lược đánh giá dựa trên năng lực, trước tiên giáo viên và ban giám hiệu nhà trường phải xem xét lại quá trình đánh giá. Trong khi các hình thức đánh giá truyền thống (với các bài kiểm tra và câu hỏi) có giá trị để đo và lượng được qua điểm số nhưng chúng không cho thấy toàn bộ bức tranh về người học. Việc thay đổi lại quá trình đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực có thể gây khó khăn cho một số giáo viên, đặc biệt là những người đã sử dụng thực hành đánh giá truyền thống trong suốt quá trình công tác trước kia của họ. Đây cũng có thể là một sự thay đổi đáng kể để phụ huynh đánh giá thành tích học sinh của họ mà không cần đến điểm số.

Điều quan trọng là giáo viên phải kiên trì tiếp cận các nguồn tài liệu và phát triển chuyên môn để áp dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình đánh giá sự tiến bộ của học sinh và thu thập được những minh chứng để chứng minh cho năng lực của người học. Như mọi giáo viên đều biết, việc học không bao giờ dừng lại – và bằng cách đi đầu trong các xu hướng hiện tại, điều chỉnh chương trình giảng dạy giáo viên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh.

4. Học sinh hiểu rõ hơn về hồ sơ học tập của chính mình

Thông qua các phương pháp đánh giá toàn diện, dựa trên năng lực, giáo viên có thể giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng vào đại học và chuẩn bị cho nghề nghiệp với sự hiểu biết lớn và rộng hơn về phương pháp và nhu cầu học tập của bản thân. Việc tiếp cận các kỹ năng, năng lực giúp đảm bảo rằng mọi học sinh đều được thử thách theo nhiều cách phù hợp với những gì học sinh muốn và cần học. Giáo viên có thể hỗ trợ cá nhân học sinh khi cần thiết để giúp chúng tiến lên.

Đánh giá dựa trên năng lực sẽ giúp loại bỏ sự căng thẳng và áp lực của điểm số và xếp loại trong lớp học, để học sinh có thể dành toàn bộ sự tập trung cho quá trình học tập, đồng thời tạo nên sự tự tin để phạm sai lầm. Khi đó, Học sinh sẽ thực sự được quyền sở hữu việc học tập của bản thân. Học sinh cảm thấy được trao quyền khi thành thạo một kỹ năng và học cách xác định những kỹ năng, mục tiêu tiếp theo cần phải đạt.

Với những lợi ích trên, giáo viên, đánh giá dựa trên năng lực mang lại chiều sâu và giá trị cho chương trình giảng dạy. Với sự tập trung chuyển từ điểm số và các chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, học sinh sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và chấp nhận rủi ro, sai lầm trong khi học.

Việc đánh giá học sinh dựa trên năng lực không nhằm mục tiêu xếp loại mà hướng đến việc xác định triển vọng và đóng góp của học sinh trong tương lai. Đánh giá dựa trên năng lực cũng cung cấp những thông tin chi tiết hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm