Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 05/09/2015 - 14:00
Hôm nay, 5/9, hơn 22 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới, năm học 2015-2016. Trong năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục.
Học sinh đo nghiệm đầu vào lớp 1 tại trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử
Ở bậc mầm non, Bộ vừa ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá, lấy ý kiến đóng góp để điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non. Các điều kiện giảng dạy sẽ được tăng cường để nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Nội dung chương trình sẽ tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ. Nhà trường chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Với trẻ vùng dân tộc thiểu số, việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo sẽ được chú trọng hơn nữa. Khu vực này cũng sẽ được thực hiện thí điểm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng.
Ở bậc phổ thông, Bộ chủ trương đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan.
Đánh giá học sinh thực hiện theo hướng phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.
Cụ thể, với tiểu học sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một số nước trên thế giới như mô hình trường tiểu học mới, phương pháp bàn tay nặn bột... Môn ngoại ngữ đảm bảo chất lượng theo chương trình Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
Với cấp trung học, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được tiếp tục thực hiện trong năm 2016 và các năm tiếp theo, trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015.
Giờ học thực hành của học sinh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Đẩy mạnh đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy
Cùng với đổi mới về kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong khi chương trình mới vẫn đang trong quá trình thai nghén, năm học 2015-2016, ngành giáo dục vẫn thực hiện từng bước các đổi mới trong đào tạo. Các yêu cầu cụ thể như chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, đặc biệt là đối với giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn.
Năm học 2015-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định phải tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Bên cạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, nội dung và phương pháp đào tạo, ngành cũng xác định nhiệm vụ quan trọng trong năm học mới là đổi mới công tác quản lý, tăng cường đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy.
Năm học này, Bộ cũng sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân./.
Theo Phạm Mai/Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính