Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/08/2017 - 21:06
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để bàn biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Sư phạm, diễn ra sáng 17/8.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ GD&ĐT vào cuộc tích cực, làm việc với các trường ĐH chất lượng để thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ. Ảnh: HH
Trường địa phương tập trung đào tạo lại giáo viên
Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề "nóng" như tình trạng cử nhân sư phạm ra trường không có việc làm, điểm chuẩn đầu vào giảm sút... được tập trung bàn luận, phân tích.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về những bất cập trong đào tạo sư phạm thời gian qua và đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ. Trước hết, Bộ trưởng cho biết, là siết chặt chỉ đào tạo ngành sư phạm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ đánh giá nhu cầu thực tế số lượng giáo viên đến từng môn học, bám sát vào chương trình.Từ đó, Bộ sẽ xác định rõ cần bao nhiêu đào tạo mới và chỉ đào tạo số thiếu, quản lý chặt chỉ tiêu này trên toàn quốc.
Với trách nhiệm của mình, Bộ GD&ĐT sẽ siết chặt chỉ tiêu trên toàn quốc đảm bảo cung - cầu khớp với nhau, phải tính đến số giáo viên thiếu chứ không tính đến giáo viên về hưu hoặc tăng thêm.
"Sẽ có một nhóm nghiên cứu đánh giá chi tiết, các địa phương cũng phải có trách nhiệm chứ không phải việc chỉ của ngành Sư phạm", Bộ trưởng Nhạ cho biết.
Người đứng đầu ngành Giáo dục cho biết, đã chỉ đạo các sở GD&ĐT phối hợp với những trường cao đẳng ở địa phương có chương trình bồi dưỡng. Theo đó, giải pháp cấp bách và hiệu quả là cố gắng sử dụng cán bộ biên chế đang thừa cục bộ để có chuyển động, hoán đổi nhằm giảm khó khăn cho địa phương cũng như tạo điều kiện cho thầy cô trong diện dư thừa có cơ hội để làm công việc phù hợp.
Đối với các trường ĐH địa phương xuất phát từ nâng cấp trường cao đẳng (CĐ) có nhiều chỉ tiêu, Bộ sẽ chỉ đạo các trường này tập trung đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có trên cơ sở đạt chuẩn mà các trường ĐH sư phạm lớn thống nhất và Bộ GD&ĐT phê duyệt. Có như vậy, các trường ở địa phương mới có cơ hội tồn tại.
Bộ trưởng Nhạ cũng yêu cầu các trường ĐH sư phạm trước mắt giảm mạnh chỉ tiêu, tập trung vào chương trình sách giáo khoa, biên soạn đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên địa phương đạt chuẩn. Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao chất lượng thuận lợi nhất, tăng cường kiểm tra chất lượng.
Chuyển giáo viên dư thừa sang ngành thị trường cần
Một trong những lý do khiến thí sinh điểm cao không mặn mà vào ngành Sư phạm là do tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp tràn lan. Bộ trưởng Nhạ thừa nhận tình trạng này: "Nhiều năm qua có một bộ phận cử nhân sư phạm tốt nghiệp nhưng đang chờ việc làm hoặc xếp hàng dạng hợp đồng".
Để giải bài toán này, Bộ trưởng Nhạ cho biết: Nhu cầu thị trường rất cần nhân lực về ngành Du lịch, Công nghệ thông tin. Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để có chương trình phù hợp khi giáo sinh đã tốt nghiệp bằng sư phạm, chỉ bổ túc một số tín chỉ là có thể đáp ứng được nhu cầu.
"Thời gian tới sẽ làm việc với ngành Công nghệ thông tin, Du lịch để có phương thức đào tạo qua lại. Những giáo sinh này có thể vừa học thông qua tín chỉ, để có bằng cử nhân mới, đồng thời học qua thực tiễn", ông Nhạ khẳng định.
"Đặt hàng" trường có chất lượng
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích: Nguyên nhân câu chuyện đầu vào ngành Sư phạm một số trường ĐH, cao đẳng thấp trong kỳ tuyển sinh 2017, không phải tất cả chất lượng đào tạo sư phạm kém, mà chủ yếu là ngành sư phạm ra trường khó xin việc. Bên cạnh đó, ở nhiều trường phổ thông, giáo viên vào hợp đồng nhưng đợi lâu năm không có biên chế. Một số địa phương, khi siết chặt biên chế, hàng loạt giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.
Chúng ta nhìn nhận thực trạng đầu vào cao - thấp giữa các ngành không phải do chất lượng mà do yêu cầu đầu ra của xã hội. Ngành nào đào tạo ra mà có việc làm ngay, lương cao lại có biên chế thì đương nhiên nhiều người đăng ký vào và điểm chuẩn vào cũng cao.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT phải có đợt kiểm định, đánh giá mặt bằng các trường sư phạm ở các địa phương. Có những địa phương có rất nhiều trường sư phạm, chúng ta phải xem xét chất lượng các trường và nhu cầu thực tế từ đó định hướng quy hoạch phù hợp. Hướng tới ngành Giáo dục có một vài trường rất trọng điểm, giúp các trường này liên kết, kết hợp thậm chí mở chi nhánh xuống các địa phương để đảm bảo chất lượng đào tạo sư phạm.
Đáng lưu ý, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GD&ĐT vào cuộc tích cực, làm việc với các trường ĐH chất lượng để thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ.
"Năm nay, dứt khoát phải làm việc này. Nó sẽ liên quan đến câu chuyện chi phí đào tạo, từ đó tạo ra khuôn mẫu, mặt bằng để các trường khác làm theo, giải quyết dần được những câu chuyện bất cập" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
"Bộ cũng cần đưa ra chương trình, quy định có tính đặc cách đối với một số ngành “nóng” đang cần lao động như du lịch, công nghệ thông tin có thể đào tạo chuyển tiếp những cử nhân ngành sư phạm" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân