Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hơn 4.500 giáo viên được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới

Lê Phương

Thứ sáu, 24/04/2020 - 21:17

(Thanh tra) - Nhằm đảm bảo giáo viên phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, từ ngày 22/4 đến hết 30/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức bồi dưỡng trực tuyến chương trình GDPT mới cho hơn 4.500 tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học tại 63 tỉnh, thành phố.

Màn hình lớp tập huấn trực tuyến bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: LP

Phải giỏi chuyên môn, đúng người đúng việc

Tham gia khóa học, các giáo viên được giới thiệu các vấn đề chung của chương trình GDPT 2018; thảo luận để tìm ra những khác biệt của chương trình mới so với chương trình hiện hành, khác biệt của từng môn học giữa 2 chương trình; được hướng dẫn và thực hành xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề của môn học và hoạt động giáo dục; hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình GDPT 2018 ở cấp tiểu học.

Đây là lần đầu tiên các giáo viên được tham gia chương trình bồi dưỡng về chương trình GDPT mới do Bộ GDĐT tổ chức.

Giáo viên được lựa chọn tham gia chương trình phải là tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp tại cơ sở giáo dục tiểu học; có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy minh họa, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng cho đồng nghiệp về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.

Cô Lò Thị Hiệp - giáo viên người dân tộc Thái, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thị xã Mường Lay, Điện Biên, cho biết, khoá bồi dưỡng đã cung cấp những kiến thức chi tiết về chương trình GDPT 2018. Việc được nghiên cứu trước tài liệu bồi dưỡng giúp học viên không bị động đối với các thông tin mà giảng viên cung cấp, từ đó chúng tôi có thể chủ động trao đổi lại trong quá trình bồi dưỡng trực tuyến, trả lời được các câu hỏi mà khoá học đặt ra. Cách thức này giúp học viên hiểu kỹ lưỡng, sâu sắc hơn các nội dung về chương trình GDPT mới, các yêu cầu, kỹ thuật để thực hiện tốt việc giảng dạy chương trình này. 
Những tiêu chí này nhằm đảm bảo giáo viên được tham gia bồi dưỡng phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018, có uy tín và khả năng hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình GDPT mới.
Ngoài các yêu cầu trên, Bộ GDĐT cũng đề nghị các sở GDĐT khi lựa chọn giáo viên cần cân đối số lượng nam và nữ, có học viên là người dân tộc thiểu số. Mỗi nhóm trường tiểu học gần nhau trên địa bàn (từ 5 trường trở lên) cần có ít nhất 1 học viên, không chọn từ 2 học viên trở lên trong cùng một trường để đảm bảo việc bồi dưỡng được phát huy hiệu quả tại nhiều trường.
4.500 học viên phân chia vào 10 khu vực tỉnh, thành và tham gia bồi dưỡng theo 10 đợt khác nhau. Mỗi đợt bồi dưỡng, các giáo viên tiếp tục được chia lớp theo từng môn học và hoạt động giáo dục, để đảm bảo việc học tập và thảo luận đúng chuyên môn, đạt hiệu quả và chất lượng. 

Từ ngày 22/4, 10 lớp học với 500 học viên khu vực 1, gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, đã bắt đầu khoá bồi dưỡng trực tuyến về chương trình GDPT mới cho tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học.

Kiểm soát chặt chất lượng bồi dưỡng trực tuyến

Việc bồi dưỡng trực tuyến được tiến hành trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS của Tập đoàn Viettell, do Bộ GDĐT quản lý. Phần mềm này có khả năng kiểm soát chặt chẽ và chính xác sự tham gia của các học viên vào quá trình bồi dưỡng trực tuyến. Hệ thống LMS vừa cung cấp kho học liệu phong phú để giáo viên có thể nghiên cứu bất cứ lúc nào, vừa cho phép người học tương tác thuận tiện với nhau theo nhóm nhỏ hoặc chung cả lớp.

Mỗi học viên được cấp một tài khoản học tập và có trách nhiệm nghiên cứu 5 ngày các tài liệu tập huấn được đăng tải trên phần mềm quản lý học trực tuyến. LMS sẽ kiểm soát và đánh giá việc tự học của giáo viên. Chỉ những thầy cô đáp ứng được yêu cầu tự học này mới được tiếp tục tham gia bồi dưỡng tương tác trực tuyến, trong thời gian 3 ngày, với các báo cáo viên là giảng viên trường đại học và chuyên viên phụ trách môn học của Vụ Giáo dục Tiểu học.

Để đảm bảo quá trình bồi dưỡng trực tuyến diễn ra hiệu quả, không gián đoạn, trước mỗi khoá học, tất cả học viên được tập huấn sử dụng phần mềm. Bộ GDĐT kết hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp viễn thông, các địa phương để chuẩn bị, hỗ trợ đường truyền, hạ tầng công nghệ, để mỗi giáo viên có đầy đủ các điều kiện tham gia bồi dưỡng trực tuyến.

Ngoài thực hiện các trao đổi trên hệ thống LMS, Vụ Giáo dục Tiểu học còn lập các email dùng chung cho các lớp bồi dưỡng để cung cấp bài học, ghi nhận phản hồi của học viên để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình tổ chức.

Việc kiểm soát chất lượng của khoá bồi dưỡng trực tuyến còn được thực hiện thông qua việc Bộ GDĐT thành lập tổ kiểm tra độc lập và kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác bồi dưỡng này. Lãnh đạo Bộ GDĐT được cấp tài khoản có khả năng kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng của tất cả các lớp và sự tham gia của các học viên tại các địa phương.

“Trong 2 ngày bồi dưỡng vừa qua, tôi được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp bổ ích để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngày hôm nay, tiếp tục được bồi dưỡng về cách thiết kế bài giảng theo chủ đề, hướng dẫn một số kỹ thuật và phương pháp giảng dạy. Những kiến thức này rất bổ ích và thiết thực, giúp tôi tự tin hơn, để tới đây giảng dạy tốt theo chương trình GDPT mới”, cô Lê Thị Hiên, giáo viên Trường Tiểu học Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chia sẻ. 

Lê Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Đình chỉ 3 học sinh đánh hội đồng bạn bị gãy đốt sống cổ

Thanh Hoá: Đình chỉ 3 học sinh đánh hội đồng bạn bị gãy đốt sống cổ

(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.

Hương Trà

19:24 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm