Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 07/09/2014 - 09:40
(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức thông báo từ ngày 15/10 sẽ không chấm điểm thường xuyên với học sinh tiểu học mà thay vào đó là những nhận xét... bằng lời. Tuy nhiên, việc làm này khiến người trong cuộc không khỏi hoang mang.
Năm học mới đã chính thức bắt đầu, liệu học sinh tiểu học sẽ không còn bị áp lực về điểm số như trước? Ảnh: Hải Hà
Giảm áp lực điểm số
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 30 quy định đánh giá học sinh tiểu học thay thế cho Thông tư 32. Đây được xem là bước tiến quan trọng của Bộ GD&ĐT trong việc thay đổi kiểm tra đánh giá.
Với quy định mới này, cấp tiểu học sẽ xóa bỏ hoàn toàn cách đánh giá bằng công cụ chủ lực là điểm số. Học sinh sẽ không còn phải “học gạo" để lấy điểm 5, sẽ không còn “phổ cập” học sinh giỏi, không còn khen thưởng theo học lực… Thay vào đó, giáo viên sẽ nhận xét bằng lời - đạt, chưa đạt, không đạt vào sổ nhận xét hoặc bài làm của học sinh, chỉ đánh giá bằng điểm với bài kiểm tra học kỳ, và hết năm, nhưng giáo viên cũng không được cho điểm 0.
Một điểm đáng lưu ý là, không chỉ giáo viên được đánh giá mà cả phụ huynh và học sinh cũng được tham gia đánh giá. Phụ huynh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập... Học sinh cũng được tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.
Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT, quy định này nhằm giảm áp lực về điểm số với học sinh tiểu học, tiến tới đánh giá sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh, giúp học sinh phát huy được hết khả năng của mình, bảo đảm công bằng và khách quan.
Thêm hoang mang
Tuy nhiên, những quy định trên khiến người trong cuộc không khỏi hoang mang, lo lắng. Giáo viên lo vì chưa được tập huấn, hướng dẫn. Phụ huynh lo liệu có khách quan, công tâm khi đánh giá con em mình? Còn học sinh, liệu các em có đưa ra được những lời nhận xét đúng khi còn ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", rất dễ nhận xét cảm tính?....
Trao đổi về vấn đề này, nhiều giáo viên lo lắng, việc triển khai nhận xét thay vì chấm điểm sẽ mất rất nhiều thời gian. Thông thường mỗi tiết học ở bậc tiểu học chỉ kéo dài 40 phút. Với đa số giáo viên, riêng việc quản lý, giảng dạy chương trình đã tiêu tốn gần như hết thời gian, cho điểm còn không kịp huống chi là nhận xét.
Cô Tống Thị Doan, giáo viên Trường Tiểu học Nga Mỹ, Nga Sơn, Thanh Hóa nói: “Một tiết học sẽ không đủ cho chúng tôi nhận xét được hết tất các các em, như vậy sẽ thiệt cho các em không được nhận xét. Đó là chưa kể đến việc chỉ dựa vào 1 kỳ thi cuối cùng để cho điểm sẽ không đánh giá được toàn diện sức học của học sinh, gây tâm lý sao nhãng trong năm học, sau đó mới “chạy nước rút” vào cuối kì".
Ngoài ra, không ít giáo viên cho biết, họ gặp khó khăn khi chấm điểm bằng lời nói. Nhận xét làm sao để không sáo rỗng, lặp đi lặp lại mà học sinh và phụ huynh thấy được cả quá trình học là không đơn giản. Với thang điểm 10, có thể thấy được sự thay đổi của các em thể hiện qua từng con số. Nhưng với việc đánh giá bằng lời, giáo viên sẽ rất mất thời gian để ra lời phê thay đổi theo ngày.
Nhiều giáo viên còn cho rằng, với các em có kết quả học tập sa sút thì việc nghĩ ra lời phê để các em không tự ti mặc cảm và phụ huynh không hoang mang là rất khó.
Không chỉ giáo viên mà nhiều phụ huynh cũng e ngại vì giáo viên có thể sẽ mang cảm tính của mình để đánh giá học sinh. Như vậy sẽ mất đi tính công bằng và khiến cả học sinh lẫn phụ huynh đều không tin tưởng vào việc đánh giá này.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC