Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/08/2014 - 14:46
(Thanh tra) - Tình trạng học sinh, sinh viên (HSSV) phạm pháp tiếp tục gia tăng cả về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ việc.
Bạo lực học đường vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Ảnh: Internet
Đó là kết quả điều tra của liên ngành Giáo dục - Công an sau 5 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT/BGĐT-BCA được công bố tại Hội thảo “Tập huấn công tác bảo đảm an ninh trật tự trường học và công tác HSSV năm 2014” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Bộ Công an phối hợp tổ chức sáng nay (5/8), tại Hà Nội.
5 năm hơn 8.000 vụ liên quan đến hình sự
Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 34, ông Nguyễn Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, thông tin một thực trạng báo động là tình hình HSSV phạm pháp tiếp tục gia tăng cả về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ việc. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2009 đến nay, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8.000 vụ việc, trong đó các hành vi gây rối trật tự công cộng là 935 vụ; tôi phạm ma túy 357 trường hợp; giết người 37 vụ; cướp, trộm cắp tài sản 6.000 vụ…
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên được ông Duy Anh chỉ ra là xuất phát từ những việc rất đơn giản như: Thiếu tiền chơi điện tử, “chát”, ăn chơi, đua đòi… Bên cạnh đó, 1 số HSSV do tác động của Internet, bị tiêm nhiễm từ băng đĩa đen, các trang web có nội dung bạo lực, khiêu dâm, đồi trụy nên đã phạm các tội như: quan hệ tình dục với trẻ em, hiếp dâm.
Đáng lưu ý, bạo lực học đường vẫn xảy ra tại nhiều địa phương, tình trạng bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng dao, lê, mã tấu, kiếm… đâm chém nhau, gây rối trật tự công cộng, phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản đang diễn biến phức tạp. Theo báo cáo sơ bộ của công an 63 tỉnh, TP trên cả nước, từ năm 2010 đến nay có 7.735 HSSV tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Một thực trạng nhức nhối nữa là tệ nạn ma túy trong HSSV. Theo điều tra của liên ngành Giáo dục - Công an thì năm 2010 có 538 HSSV dính đến ma túy. Con số này có sự tăng giảm theo từng năm. Cụ thể: Năm 2011 có 350 HSSV, 2012 có 159 HSSV, 2013 lại tăng lên 296.
Đáng chú ý, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy đá đang có xu hướng tăng mạnh tại các TP lớn.
Ngoài ma túy, nhiều HSSV còn tham gia đánh bạc, chơi lô đề, cá độ bóng đã, trộm cướp. Tình trạng này đã được “siết” trong ký túc xá, nhưng với HSSV ở ngoại trú thì rất khó kiểm soát.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho các đồng chí công án có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm an ninh an ninh trật tự trường học. Ảnh: Hải Hà
Cần sự chung tay của “3 nhà”
Để giải quyết vấn nạn trên, theo ông Duy Anh cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 nhà là nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý HSSV; kiểm tra giám sát các hàng quán xung quanh trường (có thể là tụ điểm ghi lô đề, bán lẻ ma túy) và khu ngoại trú.
Chung quan điểm, ông Kiều Cao Trinh, Phó trưởng Phòng Công tác HSSV, Sở GD&ĐT TP Hà Nội cho rằng, để bảo đảm an ninh trường học là việc của tất cả các ngành, trong đó nòng cốt là ngành Giáo dục.
Hiện tại, Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, năm học 2013 - 2014, toàn ngành có 2.527 trường học và trung tâm giáo dục với 1.586.530 HSSV. Để quản lý số HSSV nói trên, biện pháp hiệu quả được ông Trinh chia sẻ là 2 ngành Giáo dục và Công an TP đã thực hiện tốt công tác giao ban an ninh trật tự trường học theo định kỳ (3 tháng/lần với cấp cụm trường và cấp quận, huyện, thị xã và 6 tháng/lần với cấp TP); kiểm tra các tụ điểm dễ phát sinh tệ nạn trường học như các điểm trông giữ xe… Cùng với đó, phối hợp với gia đình HSSV để kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm những vụ việc mới nhen nhóm.
Phát biểu tại hội thảo, Đại tá Vũ Đức Thành, Trưởng phòng PA 83, Công an TP Hải Phòng - 1 trong những điểm nóng về tình hình HSSV vi phạm pháp luật cho biết: Tại TP Hải Phòng, tình trạng HSSV chơi lô đề, trộm cướp, ma túy… vẫn nóng. Năm 2010, TP có 8 trường hợp HSSV vi phạm bị xử lý hình sự ; năm 2011 có 7 trường hợp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo Đại tá Thành có nhiều, nhưng 1 nguyên nhân quan trọng là do mô hình quản lý kết hợp giữa 3 nhà gia đình - nhà trường - xã hội chưa đúng mức. Vì vậy, Đại tá Thành đề xuất, trước mắt cần tổ chức lại mô hình liên kết này còn về lâu dài, Bộ GD&ĐT cần thay đổi nội dung giáo dục để tăng cường ý thức công dân cho lớp trẻ.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC