Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

GS.NGND Nguyễn Lân - “Thổi” tình yêu nghề cho các thế hệ nhà giáo

Thứ ba, 10/12/2013 - 16:36

(Thanh tra) - Đó là phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tại hội thảo khoa học “GS.NGND Nguyễn Lân - Cuộc đời và sự nghiệp”, do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức sáng nay (10/12), nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của GS.NGND Nguyễn Lân.

GS.TS Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hải Hà

Hội thảo là diễn đàn để các học giả, các thế hệ học trò chia sẻ những góc nhìn, những cảm nhận về cuộc đời hoạt động và cống hiến của GS.NGND Nguyễn Lân, nhằm tôn vinh tên tuổi và tri ân những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. 

PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Hải Hà

Nêu bật những cống hiến to lớn cho sự nghiệp “trồng người”, sự nghiệp khoa học và cách mạng của GS.NGND Nguyễn Lân, phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh: GS.NGND Nguyễn Lân không chỉ là nhà giáo, người “mở lối, đắp nền” cho bộ môn và Khoa Tâm lý - Giáo dục của hệ thống các trường sư phạm Việt Nam, mà còn là nhà văn, nhà thơ, nhà biên soạn từ điển mẫu mực. Ông đã để lại cho chúng ta một di sản to lớn. Đó không chỉ là các tác phẩm, các công trình khoa học, mà hơn cả là tư tưởng giáo dục đậm chất nhân văn, triết lý giáo dục có sức sống bền bỉ theo thời gian.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Hải Hà

“Những bài học từ cuộc đời và sự nghiệp của ông sẽ góp phần giáo dục đội ngũ những người thầy giáo, cô giáo đang đứng trên bục giảng và hun đúc lên bản lĩnh sư phạm, tình yêu nghề của các giáo sinh đang rèn nghề trên ghế nhà trường. Có thể nói, GS.NGND Nguyễn Lân đã “thổi” tình yêu nghề cho các thế hệ nhà giáo”, PGS.TS Nguyễn Văn Minh khẳng định.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khẳng định: GS.NGND Nguyễn Lân là niềm tự hào của thầy trò Khoa Tâm lý - Giáo dục.

Ông Sơn đã ôn lại lịch sử ra đời và phát triển của khoa và không quên nhấn mạnh: Lịch sử ra đời và phát triển của khoa gắn liền với tên tuổi của GS.NGND Nguyễn Lân. Di sản mà GS.NGND Nguyễn Lân để lại cho khoa không chỉ là một khoa Tâm lý - Giáo dục đầu ngành với nhiều thế hệ cán bộ giảng viên vững vàng về chuyên môn, uy tín về học thuật, đức độ về nhân cách, mà quan trọng hơn cả là các tư tưởng giáo dục của Thầy như một dòng chảy tiếp mãi sức mạnh cho các thế hệ sau. Những cuốn sách như: Lịch sử Giáo dục thế giới (NXB Giáo dục 1958), Giảng dạy trên lớp (NXB Sự Thật 1960)… vẫn mang hơi thở của thời đại và được các em sinh viên truyền tay nhau đọc. Và hiện nay, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, thì triết lý “tiên học lễ, hậu học văn” của GS.NGND Nguyễn Lân càng trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết.

Đoàn Chủ tịch điều hành hội thảo. Ảnh: Hải Hà

Đến dự và phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng tới GS.NGND Nguyễn Lân, khẳng định ông đã để lại di sản lớn cho thế hệ hậu sinh kế tục, phát triển để làm giàu thêm nền văn hiến giáo dục của đất nước. “Với cá nhân tôi, hội thảo là dịp “ôn cố tri tân”, nghe thông tin về thế hệ trước để thêm yêu nghề, thêm ý thức trách nhiệm trước các bậc tiền bối, trước lịch sử, trước nhân dân”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng mong muốn, bằng hành động cụ thể của mình góp phần cùng nhà trường khẳng định một cách mạnh mẽ hơn vai trò quyết định không có gì thay đổi được của nhà giáo, của khoa học giáo dục đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà, vị trí đặc biệt của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 của Đảng vừa mới thông qua. 

Với tinh thần đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị, các thầy, cô giáo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với ý thức trách nhiệm là đầu tàu lịch sử, khẩn trương, nhưng không vội vã, chắc chắn nhưng không trì trệ, ngay lập tức triển khai đổi mới một cách căn bản, toàn diện Trường Đại học Sư phạm để làm động lực đổi mới nền giáo dục chung của đất nước.

Bộ trưởng bày tỏ hi vọng, các thế hệ hậu sinh, nơi GS.NGND Nguyễn Lân và nhiều GS tên tuổi khác của Việt Nam đã làm việc, sẽ phát huy truyền thống, sức mạnh, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, trong tham luận tại hội thảo đã khẳng định: GS.NGND Nguyễn Lân là một chiến sĩ diệt dốt năm xưa và một nhà lãnh đạo phong trào khuyến học cuối thế kỷ XX. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Từ phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóa sau Cách mạng Tháng 8 đến khi ở cái tuổi 90, ông vẫn tham gia hoạt động giáo dục bằng việc trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Hội Khuyến học Việt Nam. Công lao của ông không tượng đồng bia đá, nhưng chắc chắn sẽ lưu danh muôn đời. Gia đình khoa bảngGS.NGND Nguyễn Lân. Ảnh (chụp lại từ phim tư liệu chiếu tại hội thảo): Hải HàGS.NGND Nguyễn Lân (1906 - 2003) là người con thứ 17 trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học ở Hưng Yên. Ông được đánh giá là một trong những cây đại thụ của nền giáo dục nước ta thế kỉ XX, là người thầy về tâm lí giáo dục và ngôn ngữ Việt, là nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam, với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn từ điển có giá trị như: Từ điển Việt - Pháp (1989), Từ điển Hán - Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp - Việt (1993)... Gia đình GS.NGND Nguyễn Lân có 8 người con đều là GS, PGS, TS như: GS.TSKH, Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất; GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng; PGS.TS Nguyễn Lân Cường…

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, trong tham luận tại hội thảo đã khẳng định: GS.NGND Nguyễn Lân là một chiến sĩ diệt dốt năm xưa và một nhà lãnh đạo phong trào khuyến học cuối thế kỷ XX. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Từ phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóa sau Cách mạng Tháng 8 đến khi ở cái tuổi 90, ông vẫn tham gia hoạt động giáo dục bằng việc trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Hội Khuyến học Việt Nam. Công lao của ông không tượng đồng bia đá, nhưng chắc chắn sẽ lưu danh muôn đời. Gia đình khoa bảngGS.NGND Nguyễn Lân. Ảnh (chụp lại từ phim tư liệu chiếu tại hội thảo): Hải HàGS.NGND Nguyễn Lân (1906 - 2003) là người con thứ 17 trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học ở Hưng Yên. Ông được đánh giá là một trong những cây đại thụ của nền giáo dục nước ta thế kỉ XX, là người thầy về tâm lí giáo dục và ngôn ngữ Việt, là nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam, với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn từ điển có giá trị như: Từ điển Việt - Pháp (1989), Từ điển Hán - Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp - Việt (1993)... Gia đình GS.NGND Nguyễn Lân có 8 người con đều là GS, PGS, TS như: GS.TSKH, Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất; GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng; PGS.TS Nguyễn Lân Cường…

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm