Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/08/2015 - 09:21
“Các bạn trẻ hoàn toàn có thể có cuộc sống ý nghĩa, đem lại cho mình niềm vui mà không nhất thiết phải cố lấy bằng đại học.” Đó là chia sẻ của giáo sư Ngô Bảo Châu trong buổi họp báo chiều tối ngày 24/8, tại Hà Nội.
Giáo sư Ngô Bảo Châu. (Ảnh: TTXVN)
Thực tế, trong kỳ tuyển sinh hiện nay, có nhiều thí sinh vì muốn đỗ vào một trường đại học đã bỏ qua yếu tố định hướng nghề nghiệp, sẵn sàng chấp nhận học một ngành mình không thích hoặc không hợp với mình.
Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, sính bằng cấp là một tàn dư của xã hội phong kiến xưa và điều đó đang dẫn đến nhiều hệ luỵ.
“Ngành học rất quan trọng. Tôi nghĩ thí sinh học ngành mình không thích là điều rất đáng tiếc. Nếu có thể, các trường đại học nên tạo điều kiện để các em có thể đổi ngành,” giáo sư Châu nói.
Phân tích cụ thể hơn, giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng mỗi người sinh ra có những kỹ năng khác nhau, mối quan tâm khác nhau. Giá trị mỗi con người cũng không chỉ được đánh giá ở việc giỏi toán hay giỏi văn mà trên nhiều tiêu chí.
“Đứa trẻ nào cũng có phẩm chất riêng. Giáo dục phải đa dạng để những phẩm chất đó được phát triển và trở thành một tác phẩm sau này,” giáo sư Ngô Bảo Châu nói.
Về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đang gây xôn xao dư luận trong nước, giáo sư Châu cho biết bản thân ông vẫn bảo lưu quan điểm nên bỏ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vì “với tôi, kiểm tra học tập nên theo cả quá trình thay vì một cuộc thi áp lực.”
Tuy nhiên, ông cho rằng cơ quan quản lý có những lý do riêng của họ về việc tổ chức kỳ thi và sự phức tạp là điều khó tránh khỏi. Ông cũng hình dung kỳ thi sẽ có nhiều khó khăn và cũng mường tượng được những vấn đề phụ huynh, thí sinh gặp phải.
"Tôi cũng ngờ rằng có thể có phương án ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng cần ghi nhận cố gắng lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức kỳ thi năm nay vì kỳ thi đã có tính trung thực cao hơn năm trước.
Tôi nghĩ rằng cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan về sự thành công hay thất bại của kỳ thi quốc gia năm nay cũng như quá trình tuyển sinh. Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan đến triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con,” ông Châu nói./.
Theo PHẠM MAI (VIETNAM+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC