Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/09/2014 - 20:14
Buổi lễ đã diễn ra trang trọng và xúc động, đánh dấu sự khởi đầu đặc biệt của đội ngũ giáo viên và hơn 2.500 học sinh của nhà trường trong niên khóa đầu tiên. Càng ý nghĩa hơn khi thầy và trò được đón các nhà khoa học, nhà giáo dục tâm huyết: Giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về toán.
Xưa chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Sách “Thăng Long cổ tích khảo” chép rằng: “... Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai Tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho”. Điều đó cho thấy, chùa Vạn Niên có thể đã được xây dựng từ trước thời nhà Lý, bởi ngay từ thời Lý chùa đã trở thành chốn tới lui tu hành của nhiều bậc cao tăng.
Chùa gồm năm gian bái đường và ba gian bảo điện nối nhau thành chữ đinh. Về lối bài trí, chùa cũng giống như nhiều chùa ở miền Bắc khác. Trên cao có Tam Thế Phật, dưới là A Di Đà Phật, dưới nữa là Quan Âm, phía ngoài là Thích ca Sơ sinh. Đặc biệt, hiện nay trên nóc chùa vẫn còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự”, ý muốn chùa trường tồn mãi cùng với thời gian.
Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần được trùng tu. Tuy nhiên, đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Ví dụ như những bức tường cổ của gian chùa chính được xây bằng loại gạch vồ tiêu biểu của thời Lý.
Ngoài ra, chùa còn có bộ tượng tròn gồm 46 pho, trong đó có 26 pho tượng Phật, 20 pho tượng Mẫu, tượng tổ; hai quả chuông đồng niên đại thời Nguyễn, 11 đạo sắc phong thần và nhiều đồ thờ khác.
Đáng chú ý là trên quả chuông đồng của chùa được đúc vào đời Gia Long (1802-1820) có bài ký cho biết, chùa Vạn Niên là một di tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía Tây kinh đô Thăng Long.
Chùa tuy không lớn nhưng do nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Không như các ngôi chùa khác, chùa Vạn Niên thường là nơi để người ta đến cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình, họ tộc chứ không phải là nơi để cầu tài cầu lộc. Chính vì vậy, ngày thường, chùa thường vắng lặng, chỉ những ngày rằm và vào dịp lễ Tết, chùa mới có đông du khách thập phương đến viếng cảnh chùa và lễ Phật. Có lẽ nhờ đó mà chùa luôn có không khí thanh tịnh, yên ắng, rất hợp với khung cảnh của chốn thiền môn.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo như trên, năm 1996, chùa đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hiện di tích này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn để giữ được nét đẹp truyền thống và cổ kính cho không gian văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Ngân Trịnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân