Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/05/2018 - 16:47
(Thanh tra) - Giáo dục mở (GDM) đã được thực hiện ở Việt Nam từ lâu. Năm 1993 chúng ta đã thành lập 2 trường đại học (ĐH) mở. Tuy nhiên, đến nay, bước đi của GDM vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún…
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: HH
Còn nhiều rào cản
Theo các chuyên gia giáo dục, dù tiếp cận theo cách nào thì khi nói tới GDM điều đầu tiên và trên hết là nói tới việc dỡ bỏ các rào cản đối với giáo dục. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều rào cản để GDM phát triển.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chia sẻ: GDM đã được quan tâm phát triển ở Việt Nam. Cuối năm 2014, Bộ GD&ĐT mở trang “trường học kết nối” để giáo viên, học sinh, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, học tập. Đặc biệt, từ 3 năm nay, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã xây dựng kênh truyền hình chuyên biêt về giáo dục mang tên “VTV7 - Vì một xã hội học tập”.
Tuy nhiên, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến khẳng định: “Bước đi của GDM vẫn nhỏ lẻ và manh mún”.
“Nếu đối chiếu với 10 chiều đo (6 chiều đo cốt lõi: tiếp cận, nội dung, sư phạm, công nhận, hợp tác và nghiên cứu và 4 chiều đo xuyên suốt: lãnh đạo, chiến lược, cộng nghệ, chất lượng) mà Ủy ban Châu Âu đang thực hiện thì Việt Nam mới đạt được ở con số rất khiêm tốn. Cụ thể, đối với 6 chiều đo cốt lõi mới đạt được 3, còn chiều đo xuyên suốt thì chưa hề được biết đến” - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến phân tích.
Chỉ ra nguyên nhân, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến khẳng định: Do bản thân GDM ở nước ta đang vướng nhiều rào cản. Trước hết là rào cản về nhận thức. Ở nước ta quan điểm về GDM còn mơ hồ, thậm chí mơ hồ cả với những người làm công tác giáo dục.
Thứ 2 là rào cảm về chính sách, mặc dù GDM đã được đưa vào Nghi quyết 29, nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển động đáng kể nào.
Thứ 3, theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến là rào cản về kinh tế: GDM đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cả Nhà nước và người học, nhưng đối với nước đang phát triển như Việt Nam thì đây lại là rào cản bởi chúng ta thiếu nguồn lực về tài chính cần thiết để đầu tư.
Rào cản thứ 4 là về sức ỳ của hệ thống giáo dục. TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến thẳng thắn: “Chúng ta nói nhiều đến GDM nhưng thực ra hệ thống vẫn đóng, tập trung vào đầu vào và thi cử”.
Ngoài ra, còn rào cản về lợi ích, điều này liên quan đến việc thực thi sáng kiến về sách giáo khoa mở, giáo trình mở và cuối cùng là rào cản về ngôn ngữ và kỹ thuật do hạ tầng ICT còn yếu kém và năng lực ngoại ngữ chưa được nâng cao.
Làm gì để phát triển GDM?
Nên làm gì để thể phát triển GDM? Đó là câu hỏi được nhiều đại biểu tham dự hội thảo trăn trở.
GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, để phát triển GDM đầu tiên cần phải quán triệt NQ 29-NQ/TW, đặc biệt là khâu xây dựng nền GDM; đồng thời tổ chức nghiên cứu để cụ thể hóa nội dung mà Nghị quyết 29 nêu ra, xây dựng thành chương trình hành động, tổ chức triển khai thí điểm.
Tiếp đó cũng nên rà soát lại những quy định về quản lý, kể cả vấn đề liên quan đến luật pháp, pháp quy để tháo gỡ, tạo điều kiện cho GDM phát triển.
Đáng lưu ý, GS Trần Hồng Quân cho rằng: Cần bắt tay vào xây dựng và phát triển các trung tâm tài nguyên học tập mà hiện nay trên thế giới đã có.
“Nhiều trường ĐH lớn trên thế giới đưa hàng ngàn giáo trình trên mạng và cho sử dụng miễn phí. Chúng ta nên sớm xây dựng một nền giáo dục mà ở đó người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn riêng có thể học được”- GS Trần Hồng Quân nhấn mạnh.
Còn theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, đối với nước ta với một loạt rào cản chưa dễ khắc phục như trên, trong những năm trước mắt cần nâng cao nhận thức của người dân về GDM; xây dựng và phát triển chính sách về GDM cùng với đó là huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho GDM.
Đặc biệt, cần phát triển các học liệu giáo khoa mở, xây dựng 1 wiki về tài liệu giáo khoa, tức là một ứng dụng web theo kiểu Wikipedia, để các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý có thể đưa lên mạng các bài giảng, từng chương trình sách giáo khoa để mọi người truy cập, sử dụng, trao đổi, góp ý…
“Với việc triển khai một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới thì đây là một giải pháp cần được xem xét thực hiện để có những sách giáo khoa có chất lượng” - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến nhấn mạnh.
Chương trình GDPT mới... “mở” đến đâu? Phát biểu tại hội thảo, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết: Trong Chương trình GDPT mới, nhiều nội dung được xây dựng theo hướng… “mở”. Học sinh sẽ được tự chọn môn học (chọn ngoại ngữ từ lớp 2 đến lớp 6; chọn 5/9 môn học lựa chọn từ lớp 10). Ngoài ra, các em còn được lựa chọn học phần. Từ lớp 1 được chọn môn học thể thao phù hợp; lớp 6 chọn học phần công nghệ thông tin và tin học; lớp 10 chọn học phần mĩ thuật. Cùng với đó là tự chọn chuyên đề học tập từ lớp 10; được tự chọn nội dung học tập cụ thể, được đề xuất thuyết trình, thảo luận về các tác phẩm văn học mà các em quan tâm, yêu thích trong giờ đọc sách hoặc thực hành ở môn ngữ văn ngay từ tiểu học. Đối với giáo viên, ông Thuyết cho biết: Giáo viên có quyền đề xuất chọn sách giáo khoa, dạy theo chương trình, không phụ thuộc từng câu chữ trong sách giáo khoa, hay sách giáo viên. Giáo viên được chọn tác phẩm văn học để giảng dạy ngoài một số tác phẩm bắt buộc. Bên cạnh đó, còn được chủ động phân bổ thời lượng dạy học… Đặc biệt, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Lần đầu tiên, cơ sở giáo dục được chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, chọn sách giáo khoa phù hợp. UBND cấp tỉnh được tổ chức biên soạn, bổ sung nội dung giáo dục của địa phương đưa vào chương trình GDPT mới. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý