Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/01/2016 - 06:31
(Thanh tra)- Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Thái Nguyên tiền thân là Trường ĐHSP Việt Bắc, được thành lập ngày 18/7/1966, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo giáo viên cấp III (nay gọi là giáo viên THPT) cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc.
Đại học Sư phạm Thái Nguyên là nơi “ươm mầm” cho sự nghiệp trồng người cho đất nước
Ban đầu, trường có 164 cán bộ, giảng viên trong đó có 30 cán bộ từ Trường ĐHSP Hà Nội được điều động lên xây dựng phát triển trường. Đây là một sự hy sinh, cống hiến lớn lao của thế hệ cán bộ, giảng viên đầu tiên của trường.
Đến năm 1991, Bộ GD - ĐT quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc vào Trường ĐHSP Việt Bắc. Năm 1994, Chính phủ ra Quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên nhằm tạo sự phối kết hợp, phát triển toàn diện giữa các Trường Đại học, THCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường ĐHSP Việt Bắc trở thành thành viên của Đại học Thái Nguyên, có tên mới là Trường ĐHSP Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên.
Trong giai đoạn phát triển và hội nhập, Đảng bộ nhà trường xác định: Xây dựng Trường ĐHSP Thái Nguyên ngày càng trưởng thành về mọi mặt; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý ngang tầm với sự lớn mạnh của nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng bộ Đại học Thái Nguyên, Bộ GD - ĐT và Giám đốc ĐH Thái Nguyên giao cho, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước…
Từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT với 7 chuyên ngành đào tạo cho con em đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay trường có 27 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm, 23 ngành đào tạo thạc sĩ, 13 chuyên ngành tiến sĩ và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục với tổng số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại trường trên 16.000 người.
Cơ cấu tổ chức, đội ngũ của trường đã có nhiều thay đổi với 8 phòng chức năng; 14 khoa, bộ môn trực thuộc; 1 viện nghiên cứu, 1 trường THPT thực hành; 2 ban và 5 trung tâm. Tổng số cán bộ viên chức là 580 người gồm 400 giảng viên, trong đó có: 30 giáo sư và phó giáo sư, 150 tiến sĩ, 235 thạc sĩ (có gần 100 giảng viên đang học NCS trong và ngoài nước), tỉ lệ tiến sĩ gần 40% (vượt cao hơn tỉ lệ chung trong toàn ngành Giáo dục). Đã có 2 giảng viên của nhà trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 12 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Nam Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền