Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 24/03/2014 - 17:44
(Thanh tra) - Sau 12 năm tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hình thức 3 chung, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bỏ điểm sàn. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng đầu vào, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định "ngưỡng" chất lượng đầu vào mới. Vậy "ngưỡng" này được tính như thế nào?
Năm nay, "điểm sàn" mới sẽ được tính theo phương án nào để bảo đảm chất lượng đầu vào. Nguồn: Internet
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 5 phương án tính "điểm sàn" mới để xin ý kiến của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và xã hội. Đây sẽ là cơ sở để Bộ quyết định cách xác định “điểm sàn” mới.
Phương án 1: Phân tầng theo tổng điểm 3 môn
Theo phương án này, điềm sàn tính theo tổng điểm 3 môn thi của từng khối thi và được tính trên cơ sở phổ điểm, bảo đảm tổng nguồn tuyển vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với mỗi khối thi, xác định 3 mức điểm sàn (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn. Điểm môn ưu tiên tính theo ngành đào tạo, được nhân hệ số.
Phương án 2: Phân nhóm
Với phương án này, tiêu chí bảo đảm chất lượng nguồn tuyển là tổng điểm 3 môn thi theo khối thi được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi trong khối thi. Đối với mỗi môn thi, xác định 4 mức ngưỡng khác nhau để các trường lựa chọn.
Phương án 3: Kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi
Phương án này xác định tiêu chí bảo đảm chất lượng bằng cách có điểm sàn (tổng điểm 3 môn thi theo khối thi). Điểm sàn được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm tổng 3 môn thi theo khối thi. Đối với mỗi khối thi, có 3 mức điểm sàn (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn.
Phương án 4: Tính theo đặc thù, vùng miền
Theo đó, sẽ chia khu vực tuyển sinh gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Với phương án này sẽ thống kê điểm của thí sinh vào trường trong khu vực theo khối thi. Cụ thể, chia nhóm kết quả theo từng khối thi trong từng khu vực (3 nhóm hay 4 nhóm).
Phương án 5: Xác định theo ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị
Phương án này sẽ chia phổ điểm 3 môn thi thành 4 mức 25%, 50%, 65% và 80%.
Đợt xét tuyển thứ nhất, các trường đại học tùy theo khả năng tuyển sinh của mình, ưu tiên gọi thí sinh trong nhóm 25% hay nhóm 50%. Đợt hai, những trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu có thể xét tuyển thí sinh đến nhóm 65%.
Những thí sinh có mức điểm ngưỡng 50% và 65% trước khi vào học chính thức phải học bổ sung kiến thức 6 tháng. Nhóm 80% dành cho các trường cao đẳng tuyển sinh.
T.H
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải