Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 01/09/2015 - 15:30
(Thanh tra)- Ngày 11/11/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã kí Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg về việc hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học (ĐH). Quyết định này có hiệu lực gần 2 năm, song đến nay các sinh viên thuộc đối tượng được thụ hưởng vẫn “dài cổ” đợi chờ?
Hàng nghìn sinh viên thuộc diện được hưởng trợ cấp đang “dài cổ” ngóng chờ
Quyết định quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào các trường ĐH, cao đẳng hệ chính quy. Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ được cân đối trong nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014.
Nhiều trường ĐH, học viện, cao đẳng đã nhanh chóng thực hiện việc kê khai, hoàn thành mọi thủ tục theo quy định để nhận tiền. Tuy nhiên, đến nay đã 3 học kỳ mà Bộ Tài chính vẫn chưa cân đối được ngân sách nên Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg vẫn bị “treo”.
Là một trong những học sinh Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) thuộc diện đủ điều kiện nhận hỗ trợ chi phí học tập, em Hoàng Thị N ngậm ngùi cho biết, học kỳ nào nhà trường cũng bắt các em về địa phương xin xác nhận theo quy định, nhưng đã 3 học kỳ rồi mà em vẫn chưa nhận được một đồng nào?
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Quang Liệu, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên Trường ĐH KHXH&NV cho biết, trường có 159 sinh viên thuộc diện được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg và trường đã thực hiện đúng hướng dẫn. Tất cả các em thuộc diện hưởng trợ cấp được nhà trường hướng dẫn hoàn thành mọi thủ tục nộp về trường và nhà trường đã chuyển danh sách lên cho ĐH Quốc gia Hà Nội. “Việc các em chưa được hưởng trợ cấp là do Bộ Tài chính chưa cân đối được ngân sách, chứ không phải lỗi của nhà trường” - TS Nguyễn Quang Liệu khẳng định.
Theo TS Nguyễn Quang Liệu, không chỉ riêng Trường ĐH KHXH&NV mà cả hệ thống ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 7 trường (trong đó 1 trường mới thành lập), chưa có trường nào được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg. Nếu tính số tiền trợ cấp từ khi Quyết định có hiệu lực đến nay, riêng Trường ĐH KHXH&NV là khoảng 6 tỷ đồng.
Trả lời PV về việc có một số sinh viên thuộc diện được trợ cấp ở các trường như ĐH Nông nghiệp I, ĐH Lâm nghiệp… đã được nhận tiền, TS Nguyễn Quang Liệu lý giải, trong trường hợp các em được chi trả tiền trợ cấp có thể là trường đó ứng tiền ra trả trước cho các em, tuy nhiên với những trường có số sinh viên được hưởng trợ cấp ít, chứ như Trường ĐH KHXH&NV thì nhà trường không đủ sức.
TS Nguyễn Quang Liệu cho biết, trong trường hợp những đối tượng được thụ hưởng trợ cấp ra trường trước khi nhà nước có tiền chi trả thì nhà trường sẽ có trách nhiệm chuyển tiền tận tay cho sinh viên đó. Còn đến bao giờ có tiền thì nhà trường cũng không biết được, nhà trường chỉ biết gửi kiến nghị lên ĐH Quốc gia Hà Nội mà thôi.
Quý - Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T