Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyên gia lên tiếng tái cơ cấu nền giáo dục

Thứ bảy, 12/04/2014 - 20:41

(Thanh tra) - Hiện nay, hệ thống giáo dục của nước ta chồng chéo, hiệu quả thấp, không phù hợp với thực trạng nền kinh tế cũng như xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Vì vậy, tái cơ cấu nền giáo dục được xem là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hải Hà

Đó là ý kiến của đa số các đại biểu tại Hội thảo "Tái cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam" do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (gọi tắt là Hiệp hội) tổ chức hôm nay (12/4), tại Hà Nội.

Hội thảo đã tập trung phân tích, đánh giá cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam, phân tích những bất cập, khó khăn hiện tại của hệ thống giáo dục, từ đó tìm ra những nguyên nhân, giải pháp cụ thể để từ kiến nghị với Nhà nước.

Tham dự hội thảo, đa số các đại biểu đều cho rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay quá lạc hậu so với các nước trên thế giới và vô cùng bất hợp lý. 

TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học thuộc Hiệp hội cho biết, hệ thống giáo dục nước ta đang có hướng đi bất hợp lý. Học sinh học xong phổ thông lại đáo lại học trung học nghề, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Sinh viên học xong cao đẳng muốn liên thông lên đại học lại phải quay lại thi đại học cùng với học sinh THPT. Rồi nhiều học sinh học xong THPT không đủ khả năng nhưng theo “sở thích” của xã hội vẫn cố thi đại học, học xong đại học ra trường rồi thất nghiệp. Đây là 1 vòng luẩn quẩn, gây tốn kém thời gian và tiền bạc.

Theo ông Khuyến, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của nước ta rất thấp, phần lớn nhân lực được đào tạo dưới chuẩn về chuyên môn. Thống kê năm 2011 về cơ cấu trình độ của lực lượng lao động đang làm việc của nước ta cho thấy, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 84,6%, có trình độ dạy nghề là 4,0%, TCCN là 3,7%, cao đẳng 1,7% và đại học là 6,1%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do cơ chế quản lý chồng chéo cộng với công tác đào tạo không bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương, thả nổi cho cơ sở đào tạo dẫn tới cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề không hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo cũng không có sự phân luồng người học và sự phân tầng cơ sở giáo dục. “Nếu cứ theo đà này mục tiêu tới năm 2020 đất nước sẽ khó trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, ông Khuyến nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm với ông Khuyến, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, GS Trần Phương bày tỏ, hiện tại khung chương trình đại học chúng ta quá cứng nhắc và thừa thãi, như vậy là lãng phí thời gian của thanh niên. GS Phương nêu dẫn chứng, hiện nay nước ta có 500.000 doanh nghiệp tư nhân, những công ty này họ chỉ cần trình độ trung cấp kế toán là đủ, nhưng chúng ta lại đào tạo quá nhiều cử nhân đai học, cung - cầu mất cân đối, dẫn tới nhiều cử nhân ra trường không có việc làm.

GS Trần Phương kiến nghị, nên đề ra nguyên tắc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu từng địa phương và trong từng giai đoạn kinh tế, do đó cơ cấu trường nghề cần phải xem lại.

Còn GS.TSKH Nguyễn Minh Đường chia sẻ thẳng thắn, hiện nay giáo dục của Việt Nam quá kém. Cơ cấu giáo dục hiện có 5 cấp (mầm non, tiểu học, THCS, THPT và cao đẳng đại học), tuy nhiên 5 cấp này lại bị cắt khúc, mất cân đối nghiêm trọng. Đặc biệt, đáng quan ngại hơn là hiện tượng chồng chéo trong quản lý, vừa quản lý theo lãnh thổ vừa quản lý theo ngành. GS nêu dẫn chứng, 1 trường cao đẳng nghề ở Hà Nội hiện nay đang chịu sự quản lý của 4 cơ quan, vừa dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công thương, nhưng vì là trường học nên chịu thêm sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì dính đến chữ “nghề” nên có sự tham gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và vì đóng trên địa bàn Hà Nội nên TP Hà Nội cũng quản lý.

GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, giáo dục Việt Nam có sự chồng chéo trong quản lý. Ảnh: Hải Hà

Cơ cấu lại

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục là do hiện nay, giáo dục Việt Nam chưa có phân luồng. Theo thống kê của Hiệp hội, trong năm học 2010 - 2011, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS trên cả nước là 1.175.960 em, thì có tới 987.549 em (chiếm 84,1%) vào THPT; 25.657 em (2,04%) vàoTCCN; 50.341 em (3,00%) vào dạy nghề; 198.843 em (9,86%) tham gia thị trường lao động tự do. Còn bậc THPT, tính riêng tại TP Hồ Chí Minh năm học 2010 - 2011, có 37.396 học sinh tốt nghiệp thì tới 9.527 (25,6%) vào đại học; 8.069 (21,6%) vào cao đẳng; 3.549 (9,4%) vào TCCN; 2.566 (6,8%) vào dạy nghề và 13.638 (36,6%) tham gia thị trường lao động tự do. 

Theo ông Khuyến, hiện nay, trên thế giới có 3 xu thế phân luồng là, phân từ cấp tiểu học (thường ở các nước có nền kinh tế phát triển rất thấp), từ cấp THCS (các nước đang phát triển) và phân tầng từ cấp THPT (các nước phát triển). “Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, trình độ công nghệ còn thấp, vì vậy nên phân từ cấp THCS và việc này phải được thực hiện một cách triệt để”, ông Khuyến nhấn mạnh. 

GS Trần Phương đồng tình quan điểm phải phân luồng từ THCS. Bởi theo ông, nhiều học sinh không đủ trình độ để học cao hơn. “Chúng ta không thể bắt ép, tạo gánh nặng cho học sinh mãi được”.

Từ những phân tích trên, ông Khuyến thay mặt Hiệp hội đề xuất sơ đồ phân luồng học sinh, sinh viên của Việt Nam sau năm 2015 dự kiến như sau.

Để sự phân luồng đạt hiệu quả, ông Khuyến đề nghị 6 việc cần làm ngay là:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm