Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ sáu, 12/05/2023 - 06:36
(Thanh tra)- Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng thời gian gần đây trở thành chủ đề “nóng” của xã hội. Tại nhiều địa phương trên cả nước liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường với mức độ ngày càng nghiêm trọng... Đã đến lúc chúng ta cần chung tay để ngăn chặn vấn nạn này.
Các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường. Ảnh: HH
Nhiều vụ việc đau lòng
Trong khi sự việc học sinh Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) tự tử nghi bị bạo lực học đường chưa kịp lắng xuống, thì mới đây lại xảy ra trường hợp nữ sinh lớp 8 Trường THCS Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội bị một nhóm học sinh khác đánh hội đồng. Vụ việc khiến em bị chấn thương, phù nề vùng mặt, sang chấn tâm lý... phải nhập viện điều trị.
Trước đó không lâu trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm nữ sinh đánh nhau trên địa bàn huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Sau khi Công an thị trấn Thường Tín vào cuộc điều tra đã xác định các đối tượng chính trong clip hiện đang là học sinh tại một trường trên địa bàn huyện.
Không chỉ ở Hà Nội mà tại nhiều địa phương khác trên cả nước như: TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bắc Ninh... cũng xuất hiện tình trạng học sinh đánh nhau, quay clip, đăng trên mạng xã hội.
Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, tại Nghệ An, xuất hiện sự việc 2 nữ sinh bị đánh hội đồng trước cổng nhà người dân ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội, nhóm nữ sinh lớp 10 hẹn 2 học sinh lớp 8 gặp mặt để giải quyết. Tại đây, hai bên đã có lời qua tiếng lại dẫn đến xô xát.
Đáng nói là, thời điểm xảy ra sự việc có nhiều học sinh khác đứng xung quanh nhưng không can ngăn. Các em dùng điện thoại quay clip và "dọa" báo công an.
Có muôn vàn lý do dẫn các em đến bạo lực học đường. Trong đó, không ít xuất phát từ những xích mích trên mạng xã hội; hay đơn giản chỉ vì không thích, đánh; bạn học giỏi hơn, đánh; nhìn thấy ghét, đánh; xinh đẹp hơn, đánh… Có thể thấy, chưa bao giờ tình trạng bạo lực học đường lại báo động đến thế.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 1 năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì 1 trường có học sinh đánh nhau.
Những con số biết nói trên thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và cả xã hội… nhắc nhở chúng ta cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.
Cần chung tay từ nhiều phía
Theo các chuyên gia tâm lý, gia đình, nhà trường, xã hội vẫn luôn là “chiếc kiềng 3 chân” để bảo vệ các em học sinh trước những vụ bạo lực học đường.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, cùng với việc đào tạo về kiến thức, thể chất, các nhà trường cần định hướng vào chăm sóc tinh thần cho học sinh.
“Cần tăng cường những chương trình hay hoạt động giáo dục tâm lý để học sinh được tiếp cận, trang bị “kỹ năng mềm” trong cuộc sống, được hiểu về các kỹ năng ứng xử, giải quyết vấn đề, được học giá trị của lòng yêu thương”- ông Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Đồng thời chia sẻ, nhà trường phải nắm được tâm lý tình cảm của học sinh, cần có phòng tham vấn tâm lý học đường với các chuyên gia, nhà tâm lý để làm nơi học sinh cởi mở chia sẻ những khó khăn gặp phải.
Với mỗi gia đình, cần quan tâm, yêu thương con cái. Phương pháp giáo dục không đúng, lạm dụng quyền cha mẹ để tạo áp lực và áp đặt lên con sẽ dẫn tới con hành xử không đúng, thậm chí vô cảm.
Đối với xã hội, chính quyền địa phương cũng phải tích cực hỗ trợ cho nhà trường trong việc ngăn chặn bạo lực học đường; các địa phương có thể phối hợp để có hình thức răn đe, lập biên bản hay phạt lao động công ích...
Trước nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa. Tại Trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân), bà Nguyễn Thanh Huyền - Hiệu trưởng cho biết, trường chú trọng việc giáo dục, tuyên truyền học sinh phòng chống, ứng phó với tình trạng bạo lực học đường bằng nhiều cách thức như đưa vào các tiết giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt dưới cờ để truyền tải, nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường. Trường cũng tổ chức các buổi tọa đàm để lắng nghe học sinh chia sẻ về điều các em suy nghĩ và mong muốn. Qua đó, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại người học, chống bạo lực học đường...
Còn tại Trường THPT Vân Tảo (huyện Thường Tín), cô Nguyễn Thị Khuyên - thành viên Tổ Tham vấn tâm lý học đường cho hay, từ nhiều năm nay, Tổ Tham vấn tâm lý học đường của trường hoạt động khá hiệu quả với các kế hoạch cụ thể, đánh giá học sinh qua phiếu khảo sát, tập huấn công tác tham vấn cho giáo viên chủ nhiệm để các thầy cô có kinh nghiệm nắm bắt sự việc, giúp cho học sinh giải quyết các vấn đề trên lớp, học sinh nào gặp sự việc phức tạp sẽ chuyển lên Tổ Tham vấn tâm lý học đường của trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
“Các thông tin của học sinh đều được bảo mật. Cô giáo tham vấn sẽ chú trọng giải quyết vấn đề từ bên trong của các học sinh để các em sửa mình, hoàn thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân, trước khi phòng tránh các tác nhân từ bên ngoài” - cô Khuyên chia sẻ.
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của những trẻ bị bắt nạt mà còn khiến môi trường giáo dục mất đi sự tốt đẹp, lành mạnh vốn có. Để ngăn chặn bạo lực học đường, thiết nghĩ cần có sự chung tay của chính gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương