Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 08/12/2013 - 19:00
(Thanh tra) - Triển khai thí điểm từ năm 2012, hiện TP. Hồ Chí Minh có 10 trường có chương trình dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Hiệu quả của chương trình mang lại rất rõ. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho các trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên không nhỏ…
Tự bước đi
Hiện, toàn thành phố có 45 lớp với hơn 1.600 học sinh đang theo học chương trình này với thời lượng tối đa 2 tiết/tuần.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn, việc thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh chỉ nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên hướng đến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến và hội nhập.
Tuy nhiên, do chưa có một chuẩn chương trình nên năm học qua, việc tổ chức dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh được các trường thực hiện theo kiểu mạnh ai nấy làm, khiến hiệu quả thực hiện chưa thật sự cao. Ví dụ, tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, từ khi triển khai thí điểm chương trình, giáo viên phải tự nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng tiếng Anh để dạy. Giáo trình trường này đang áp dụng là giáo án được soạn trên cơ sở sách của Úc với môn toán; sách của Úc và Mỹ đối với môn vật lý.
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Thị Lệ Nhân cho biết, chương trình này thu hút sự quan tâm rất lớn của học sinh và phụ huynh. Số lượng học sinh có nhu cầu rất đông, nhưng không thể mở nhiều lớp vì không có giáo viên.
Tương tự, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Trần Đức Huyên chia sẻ: Việc đầu tư cơ sở vật chất, phòng ốc không đến khó khăn, nhưng khi triển khai thí điểm chương trình, trường gần như không có giáo viên. Vì thế, trường phải mời giáo viên nước ngoài đào tạo cho giáo viên cơ hữu, còn giáo trình thì cũng do đội ngũ sư phạm mày mò xây dựng.
Ngoài khó khăn về các mặt trên, nhiều trường cũng cho rằng, kinh phí thực hiện chương trình đang khiến không ít trường gặp khó.
Tuy, gặp nhiều khó khăn trong triển khai là vậy, nhưng hiệu quả mang lại cho học sinh là khá đậm nét. Đánh giá về hiệu quả bước đầu, cô Trần Thi Hương, giáo viên toán Trường THPT Bùi Thị Xuân cho rằng, thông qua việc học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh thì khả năng ngoại ngữ của học sinh nâng lên rất nhiều. Nhiều em chỉ sau một năm theo học chương trình đã có thể tiếp cận các tài liệu bằng tiếng Anh ở cùng trình độ. Môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng giúp cho các em rất nhiều trong giao tiếp, ứng xử, tôi thấy các em tự tin rất nhiều với vốn ngoại ngữ của mình.
Cần chuẩn chương trình
Không chỉ thiếu giáo viên, việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh còn chưa có quy chuẩn cụ thể. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai do có mối quan hệ giao lưu với một trường THPT tại Úc, được trường bạn cung cấp giáo trình. Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu được sử dụng phổ biến tại Mỹ. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thì dựa theo sách giáo khoa trong nước, và tham khảo chương trình của một số nước nói tiếng Anh…
Tại Hội thảo mới đây về “Giảng dạy các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh” do Sở GD&ĐT tổ chức, hiệu trưởng các trường đã kiến nghị sử dụng bộ giáo trình của Cambridge. Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định đánh giá: Học sinh Việt Nam phần đông vẫn còn yếu ngoại ngữ. Do vậy, thông qua việc dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho các em là hợp lý. Tuy nhiên, cần có hướng dẫn để các trường có chung một hướng đi, tránh tình trạng mỗi nơi một cách làm. Trong lúc tự xây dựng đội ngũ giáo viên bằng cách cử người theo học các khóa bồi dưỡng có cấp bằng chứng nhận do tổ chức EMG thực hiện dưới sự ủy nhiệm của Đại học Cambridge, để đáp ứng giảng dạy, giáo viên các trường hiện tại chủ yếu là hợp đồng, hoặc thỉnh giảng giáo viên bản ngữ.
Tuy nhiên, các nguồn cung ứng giáo viên cũng vẫn rất hạn chế. Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ và Bồi dưỡng văn hóa song ngữ (NSETC) TS. Nguyễn Đông Hải cho biết: NSETC hiện là một trong số rất ít các đơn vị đang đào tạo giáo viên cung cấp cho các trường THPT tổ chức dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Hiện tại, Trung tâm mới đào tạo xong 8 giáo viên môn vật lý giảng dạy được bằng tiếng Anh, còn 60 học viên đang học tập tại trung tâm với các môn toán, hóa thì trình độ cũng rất khác nhau.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn thừa nhận: Trong những năm qua, các trường hầu như tự soạn giáo án, đào tạo giáo viên cơ hữu theo nhu cầu. Vì vậy, chương trình và phương pháp dạy ở mỗi trường mỗi khác, gây khó khăn cho việc đánh giá chất lượng khách quan của chương trình. Chương trình đang trong giai đoạn thí điểm nên Sở cũng chưa có kế hoạch thống nhất.
Ông Sơn nói thêm, Sở GD&ĐT sẽ nghiên cứu lựa chọn chương trình chung để triển khai tại 10 trường THPT. Từ đó tiến hành đánh giá, kiểm tra cũng như cấp chứng chỉ cho học sinh theo học, đặc biệt là xác định chuẩn để chuẩn hóa giáo viên, chương trình, lên kế hoạch tính toán lại về thời lượng, tài liệu, chương trình thống nhất. Sở cũng sẽ xin chủ trương từ UBND TP để có chính sách về phụ cấp cho giáo viên tham gia giảng dạy…
Anh Tú
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân