Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/04/2014 - 08:08
(Thanh tra) - Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định giảm thời gian thi môn Ngữ văn từ 150 phút xuống còn 120 phút và thay đổi cách ra đề thi gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn. Việc thay đổi này khiến nhiều giáo viên băn khoăn, không biết ôn tập cho các em như thế nào, nhất là khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa sẽ đến kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chưa đầy 2 tháng nữa sẽ đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong năm nay sẽ khiến học sinh gặp khó khăn. Ảnh: Internet
Thầy cô lo lắng
Thực tế hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn còn nhiều bất cập. Ở tiểu học vẫn còn tình trạng giáo viên yêu cầu học sinh viết bài tập làm văn theo những thứ tự quy định một cách máy móc (ví dụ ở bài văn kể chuyện, miêu tả), ở cấp trung học vẫn yêu cầu học sinh kể chuyện hoặc phân tích một tác phẩm theo chủ đề bắt buộc... và khi chấm bài, giáo viên vẫn dựa theo việc đếm ý ở đáp án để cho điểm… nên chưa đánh giá đúng năng lực người học.
Vì vậy, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc đổi mới lần này quá nhanh, khiến các thầy cô lo lắng.
Cô Ngô Thị Hường, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai chia sẻ, việc giảm thời gian thi môn Ngữ văn quá bất ngờ, gây nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, khi mà trình độ học tập của học sinh ở một tỉnh miền núi như Lào Cai còn nhiều hạn chế. “Từ trước đến nay, nhiều học sinh Lào Cai vẫn còn thụ động đối với những đổi mới trong cải cách học tập, thi cử và đánh giá môn học. Việc thay đổi thời gian làm bài thi trước kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra 2 tháng là quá bất ngờ đối với học sinh, đồng thời cũng gây áp lực lớn cho giáo viên trong việc ôn tập cho học sinh vùng miền núi như Lào Cai”, cô Hường nhấn mạnh.
Còn cô Phạm Thị Huệ, đại diện Sở GD&ĐT Nam Định cho rằng, môn Ngữ văn có đặc thù riêng, khác với các môn khoa học tự nhiên. Đối với các môn tự nhiên, khi cắt giảm thời gian thì có thể cắt bỏ cơ học mà không ảnh hưởng đến việc làm bài của học sinh, còn riêng môn Ngữ văn bao gồm cả phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội, mà thời gian chỉ có như vậy sẽ khiến học sinh khó khăn trong đọc hiểu, trình bày vấn đề, cũng như bày tỏ tư duy, chính kiến, cảm xúc và sáng tạo. Đó là chưa kể đề thi Ngữ văn đòi hỏi thí sinh phải dành một phần thời gian để các em nghiên cứu, phân tích vấn đề chứ không thể bắt tay vào làm ngay như đối với các môn tự nhiên.
Không chỉ lo lắng về thời gian làm bài thi, cô Huệ còn băn khoăn về cách thức ra đề thi của môn học này. Theo cô Huệ, đề thi môn Ngữ văn năm nay gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn. Vậy tỉ lệ điểm sẽ như thế nào? Liệu phần đọc hiểu có tích hợp tất cả kiến thức hay chỉ là những câu hỏi rời rạc? Văn bản đưa vào phần đọc hiểu là ở trong hay ngoài chương trình?.
Từ thực tế trên, cô Huệ kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng ra đề mở và cách chấm đề mở để không bỏ sót thí sinh có năng lực.
Cần có lộ trình
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, sẽ thay đổi cách kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Hiện, Bộ đang có xu hướng thi theo bài, nghĩa là trong bài thi không chỉ đụng chạm kiến thức của một môn học, một lĩnh vực mà đánh giá năng lực tổng hợp, vận dụng năng lực tích hợp để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, theo các nhà giáo, Bộ cần có lộ trình để học sinh, giáo viên có thêm thời gian, nhất là khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 đang đến gần.
Ông Ngô Hưng, giáo viên Trường Quốc học Huế, chia sẻ: Hiện nay, cách thi môn Ngữ văn của nước ta quá cũ, quá lạc hậu so với các nước trên thế giới. Vì vậy, đổi mới là cần thiết. Nhưng đổi mới quá nhanh như vậy liệu học sinh học lực trung bình và ở nông thôn có theo kịp được không? Nếu điểm môn Ngữ văn bị xuống thấp sẽ phải thế nào? Đề nghị đổi mới phải có lộ trình để giáo viên có thời gian tiếp cận và vận dụng cái mới.
Đồng tình với quan điểm của ông Hưng, bà Đỗ Thị Hương Bưởi, Sở GD&ĐT Hà Nam cho rằng, muốn đổi mới thi thì phải đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra. “Tôi đồng tình việc phải đổi mới thi, nhưng vận dụng ngay vào kỳ thi năm nay thì phải cân nhắc và thận trọng”.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC