Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 17/08/2014 - 06:50
(Thanh tra) - Góp ý cho 1 kỳ thi quốc gia, ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long đưa ra 2 giải pháp quan trọng.
Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long đưa ra 2 giải pháp quan trọng cho 1 kỳ thi quốc gia. Ảnh: Hải Hà
Trường ĐH coi và chấm thi
Góp ý về công tác coi và chấm thi, ông Phú cho biết, nên để cho các trường ĐH, CĐ tự làm, bởi hiện nay và trong vài năm tới, các trường ĐH, CĐ chưa thực sự tin tưởng vào kết quả của kỳ thi THPT tổ chức ở các địa phương, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có huy động lực lượng từ các trường ĐH tham gia trông thi.
“Nếu tổ chức 1 kỳ thi quốc gia “2 trong 1” ở địa phương thì nhiều trường sẽ phải tổ chức thi bổ sung, như vậy mục tiêu của 1 kỳ thi là giảm áp lực cho thí sinh và đỡ tốn kém sẽ không đạt được”, ông Phú khẳng định.
Giải thích nguyên nhân nên để các trường ĐH coi và chấm thi, ông Phú phân tích: Giao cho các trường sẽ làm họ yên tâm đã tuyển chọn chính xác “đầu vào” theo tiêu chí riêng. Thí sinh cũng đỡ vất vả hơn nhiều vì chỉ phải thi 1 đợt (trước thí sinh có thể thi 4 đợt: tốt nghiệp, 2 đợt ĐH, 1 đợt CĐ).
Ông Phú đề xuất, để giảm bớt khó khăn cho thí sinh vùng xa, Bộ GD&ĐT có thể tổ chức thêm 1 số cụm thi như: Cụm Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn…
Một điểm khác biệt quan trọng so với dự thảo của Bộ GD&ĐT mà ông Phú đề xuất là thí sinh phải đăng ký nguyện vọng vào ĐH, CĐ trước kỳ thi. Thí sinh có thể có nhiều nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên, cũng có thể không có nguyện vọng vào trường ĐH, CĐ nào. Thí sinh sẽ dự thi theo trường mà thí sinh đăng ký nguyện vọng 1. Riêng, thí sinh không có nguyện vọng vào ĐH, CĐ sẽ thi tại địa phương.
Xét tuyển bằng công nghệ thông tin
Theo ông Phú, việc sử dụng chung kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào các trường như Bộ GD&ĐT đề xuất sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nếu xử lý không tốt sẽ làm tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của xã hội, đồng thời dễ dẫn đến những trường hợp bất hợp lý. Bởi có trường hợp những thí sinh xứng đáng hơn lại không trúng tuyển.
Vì vậy, ông Phú đề xuất 1 phương án xét tuyển dựa hoàn toàn vào công nghệ thông tin. Cụ thể là theo "chương trình xét tuyển" với nền tảng là thuật toán "Chấp nhận trì hoãn" (Deferred - Acceptance) đã giúp A. Roth được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2012 cùng với Shapley.
Phân tích cụ thể hơn, ông Phú cho biết, để tiến hành xét tuyển, Bộ GD&ĐT sẽ làm đầu mối thành lập và chỉ đạo một "ban tuyển sinh" gồm các thành viên đại diện cho các trường sử dụng một phần kết quả kỳ thi để xét tuyển. Sau đó, ban tuyển sinh sẽ chạy "chương trình xét tuyển" theo dữ liệu là chỉ tiêu của các trường, nguyện vọng và kết quả học tập cũng như kết quả thi của thí sinh. Chỉ trong vài giờ sẽ có ngay kết quả phân bố thí sinh về các trường.
Các trường có những yêu cầu riêng sẽ tự tổ chức đánh giá trước kỳ thi quốc gia và chuyển kết quả về ban tuyển sinh để chạy “chương trình xét tuyển”.
Ông Phú cho rằng, việc xét tuyển theo “chương trình xét tuyển” nêu trên ưu việt hơn nhiều so với cách xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong những năm qua. Thí sinh sẽ được vào học trường cao nhất có thể theo thứ tự ưu tiên của họ, tương quan với số điểm mà họ có. Song song với đó, các trường lại lọc được danh sách trúng tuyển tốt nhất trong khuôn khổ các nguyện vọng của thí sinh và loại bỏ triệt để các trường hợp “ảo” (mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức tối đa 1 nguyện vọng). Với cách làm này, ông Phú cho biết, thời gian thi được rút ngắn đi rất nhiều, từ 1 tháng xuống chỉ còn 1 ngày.
Ông Phú khẳng định, thuật toán này là đã từng thử nghiệm với hàng triệu dữ liệu và kiểm tra kết quả nhận được độ chính xác cao. Nếu được Bộ GD&ĐT đồng ý, sẽ sẵn sàng phối hợp để triển khai trong thời gian tới.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân