Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 17/10/2023 - 22:15
(Thanh tra) - Hiện nay, quận Hoàng Mai thiếu 43 trường học, địa phương cần có đất và vốn để triển khai…
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm: Hiện nay, quận Hoàng Mai thiếu 43 trường học. Ảnh: N.H
Chiều 17/10, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình "về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư, cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của TP".
Thiếu trường gây áp lực tuyển sinh đầu cấp
Vấn đề thiếu trường công tại Hà Nội được nhiều đại biểu HĐND TP quan tâm, đặt câu hỏi cho các lãnh đạo sở, ngành, địa phương.
Đại biểu Lâm Thị Quỳnh Dao (tổ đại biểu quận Nam Từ Liêm) cho biết, theo báo cáo của UBND TP, đến nay đã cơ bản đáp ứng được chỉ tiêu “mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường mầm non công lập, tiểu học công lập, THCS công lập; khu vực từ 3-5 vạn dân có 1 trường THPT công lập” theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND của HĐND TP về quy hoạch phát triển giáo dục Hà Nội.
Tuy nhiên, vẫn còn một số phường thiếu một trong các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập.
Cụ thể, theo báo cáo của UBND TP, Hà Nội đang thiếu 49 trường tại 8 quận (Ba Đình, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai).
Việc thiếu trường học đã tạo nên tình trạng quá tải tại các trường công lập và áp lực cho công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024 vừa qua, đặc biệt ở các quận Hoàng Mai và Đống Đa. Đại biểu Quỳnh Dao đề nghị, lãnh đạo 2 quận trao đổi làm rõ, đưa ra giải pháp khắc phục bất cập.
Trả lời các vấn đề này, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết: Hoàng Mai là quận đông dân nhất TP với khoảng 700 nghìn người, trong đó hơn 100 nghìn cháu trong độ tuổi đi học, mỗi năm trung bình tăng cơ học khoảng 4 nghìn cháu.
Những năm qua, công tác tuyển sinh đầu cấp của quận gặp nhiều khó khăn, bất cập; trong đó có năm phải thực hiện bốc thăm tuyển sinh các cháu mầm non.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của TP và triển khai nhiều giải pháp của quận, vấn đề này đã dần được khắc phục, không còn tình trạng bốc thăm vào các lớp mầm non.
Theo ông Tâm, quận tập trung chủ yếu vào 4 giải pháp: Lập kế hoạch tuyển sinh cụ thể; triển khai tuyển sinh trực tuyến; đẩy nhanh các dự án xây dựng trường học; khuyến khích đầu tư các trường ngoài công lập.
Đáng chú ý, ông Tâm cho biết, hiện nay, quận Hoàng Mai thiếu 43 trường học, cần có đất và vốn để triển khai. Đến nay, quận đã bố trí trên 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng trường học.
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề xuất TP quan tâm, hỗ trợ quận trong triển khai đầu tư xây dựng trường học. Khi TP phê duyệt quy hoạch các khu đô thị, cần quy định tỷ lệ trường công lập ở các khu này.
Tại quận Đống Đa, Chủ tịch UBND quận Lê Tuấn Định cho biết, hiện quận cần 7 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia.
Quận đã hoàn thành 13/33 dự án, chuẩn bị cho 9 dự án mới để đảm bảo số trường chuẩn theo quy định. Thực tế, quận Đống Đa có diện tích đất cho các trường rất chật hẹp, hiện nay, 1 trường có khoảng 60 lớp, với 40-60 học sinh/lớp.
Về giải pháp, Chủ tịch UBND quận Đống Đa khẳng định, quận sẽ tập trung đầu tư mạnh vào các dự án mới; đồng thời, có đề án sáp nhập những điểm trường nhỏ vào các trường lớn để đảm bảo số trường đạt chuẩn theo quy định.
Mỗi năm cần xây mới 30-40 trường
Trả lời sau đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho biết, Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh.
Mỗi năm, trung bình Hà Nội lại tăng thêm từ 40.000-50.000 học sinh, đòi hỏi TP triển khai xây dựng trường học mới cả công lập và ngoài công lập là 30-40 trường/năm mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Để hoàn thành chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia đến năm 2025 đạt từ 80-85%, ông Trần Thế Cương cho biết, vấn đề này đang được các cấp, các ngành nỗ lực, cố gắng.
Do có quy định mới, nên theo kế hoạch năm 2022, TP phải công nhận mới hơn 194 trường chuẩn Quốc gia (mới công nhận được hơn 145 trường).
Năm 2023, TP có 130 trường cần được công nhận mới đạt chuẩn quốc gia, nhưng đến thời điểm này mới công nhận 16 trường; các quận, huyện, thị xã đang nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm.
Về tiêu chí học sinh tiểu học là 35 học sinh/lớp, cấp THPT là 45 học sinh/lớp, ông Cương cho rằng, tiêu chí này khó thực hiện trên địa bàn Hà Nội.
Thực tế, chỗ học vẫn dư, nhưng lại thừa thiếu cục bộ; ở một số quận nội đô, học sinh rất đông, trong khi ở một số huyện, sĩ số học sinh không đủ trong 1 lớp.
Thời gian tới, lãnh đạo ngành Giáo dục Thủ đô đề xuất, các cơ quan, xí nghiệp, trường cao đẳng, đại học di dời ra khỏi nội đô sẽ dành lại quỹ đất để xây dựng trường học.
Ông Cương nêu thực tế, hiện nay trường tư và công lập tại một số địa phương chưa đồng đều, đơn cử như tại quận Nam Từ Liêm, trường tư thục đang áp đảo trường công lập.
"Chúng tôi ví ngành Giáo dục như một con chim, một cánh là khối các trường tư, một cánh là khối các trường công. Nếu hai cánh này đập loạn nhịp thì con chim đưa ngành Giáo dục sẽ bay rất chậm" - ông Cương bày tỏ lo lắng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương