Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 19/09/2024 - 21:43
(Thanh tra) - Việt Nam có mạng lưới sông ngòi phong phú với hơn 2.360 con sông lớn nhỏ có tổng chiều dài khoảng 41.900km, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đường sông. Tuy nhiên, đến nay, du lịch đường sông ở Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH
Tiềm năng phát triển du lịch đường sông
Tại hội thảo khoa học “Phát triển du lịch đường sông ở Việt Nam - Định hướng và giải pháp” ngày 19/9, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết, Việt Nam với lợi thế về hệ thống sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện cho du lịch đường sông của Việt Nam phát triển, điển hình như: Du lịch sông Hồng, hệ thống các sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long…
Theo Phó Cục trưởng, việc phát triển du lịch đường sông cũng có thể thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, như cảng du lịch, bến tàu, và các khu vực xung quanh. Ngoài ra, khai thác du lịch đường sông có thể góp phần giảm áp lực lên các điểm du lịch và hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Bên cạnh những đóng góp về kinh tế và văn hóa, bằng cách thúc đẩy các hoạt động du lịch có trách nhiệm, du lịch đường sông có thể góp phần bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng dưới nước và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam có mạng lưới sông ngòi phong phú với hơn 2.360 con sông lớn nhỏ có tổng chiều dài khoảng 41.900km, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đường sông.
“Từ miền Bắc đến miền Nam, mỗi vùng sông nước đều có nét đặc trưng riêng về cảnh quan và văn hóa, tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch. Cùng với đó, nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống và danh lam thắng cảnh nằm dọc các tuyến sông, tạo điều kiện phát triển du lịch văn hóa - lịch sử. Các khu vực sông nước có hệ sinh thái phong phú, là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên”, ông Nguyễn Anh Tuấn nói.
Nhiều địa phương trên cả nước đã chú trọng phát triển du lịch đường sông và đạt được một số thành công ban đầu, điển hình như: du lịch sông Nho Quế (Hà Giang), sông Hương (Huế), sông Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh)… là những điểm sáng trong phát triển du lịch đường sông.
Tuy nhiên, đến nay, du lịch đường sông ở Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng do hạ tầng giao thông đường thủy chưa được đầu tư đúng mức; ô nhiễm môi trường; thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông; bất cập trong công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch…
Nhìn chung, du lịch đường sông phát triển chậm, bỏ phí tài nguyên, thậm chí, các tour du lịch đường sông khai thác kém và nhiều tour hiện có rất ít khách du lịch, có thể phải dừng khai thác.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế và để khai thác tốt hơn du lịch đường sông, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp: Nâng cấp hạ tầng giao thông đường thủy, xây dựng bến tàu, cầu cảng và phát triển dịch vụ hỗ trợ; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên giá trị lịch sử, văn hóa và hệ sinh thái riêng biệt của mỗi dòng sông; thúc đẩy liên kết giữa các địa phương thông qua các chương trình du lịch liên vùng; áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, xử lý nước thải, rác thải hiệu quả và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ven sông.
Nghiên cứu kết hợp du lịch đường thủy gắn với hoạt động tìm hiểu lịch sử
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đó là hệ thống sông ngòi, kênh, rạch rải khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, để phát triển du lịch đường sông tương xứng với tiềm năng, ngoài nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, vị trí của việc phát triển du lịch đường sông, cần có chiến lược và quy hoạch về du lịch đường sông một cách hoàn chỉnh, bài bản; cần có các chính sách phát triển du lịch đường sông; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như phải có nguồn nhân lực du lịch chất lượng.
Tại hội thảo, đại diện Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh cho biết, trong Chiến lược Phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ phấn đấu phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy trở thành một trong các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt.
Từ đó, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, thưởng thức các giá trị văn hóa nhân văn của khách du lịch quốc tế và nội địa.
Để hoàn thiện, phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy trên địa bàn, đại diện Sở Du lịch đề xuất sớm triển khai nội dung của chiến lược sau khi UBND TP.Hồ Chí Minh phê duyệt.
Tiếp tục phối hợp với sở, ngành, quận, huyện giải quyết vấn đề còn tồn tại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; đôn đốc sở, ngành chuyên môn hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống bờ sông, kênh, rạch và hệ thống cảng, bến thủy nội địa phục vụ du lịch đường thủy. Cần đồng bộ, thống nhất về tổ chức và không gian cảnh quan trên toàn bộ tuyến; khai thông một số luồng, tuyến và công trình cầu đường thủy nội địa.
Nhận định sự phát triển của vận tải hành khách du lịch đường thủy đã và đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế du lịch quốc gia, ông Lê Xuân Trọng, Phó Trưởng phòng Phòng Giao thông đô thị và nông thôn, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhấn mạnh: Vận tải du lịch đường thủy còn là cầu nối quan trọng giúp giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với du khách quốc tế.
Hoạt động du lịch đường thủy cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và phong phú khi khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa dọc theo các dòng sông, biển và kênh rạch.
Để tăng cường quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy, ông Lê Xuân Trọng cho rằng, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường thủy; tăng cường an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch đường thủy nội địa; nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch đường thủy nội địa; nâng cao nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch đường thủy nội địa; cải thiện quản lý và quy hoạch.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu, khách mời, doanh nghiệp đã góp ý, chia sẻ về những tiềm năng, lợi thế cũng như các hạn chế, bất cập còn tồn tại và đề xuất, góp ý một số giải pháp để du lịch đường sông phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Trong đó, các đại biểu, diễn giả, doanh nghiệp du lịch cho rằng cần nghiên cứu kết hợp du lịch đường thủy gắn với hoạt động tìm hiểu lịch sử, tái hiện lịch sử, các trận chiến hào hùng trên sông nước; gắn với tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa.
Nghiên cứu số liệu khách du lịch qua đường thủy, phân tích các thị trường nguồn, thị trường tiềm năng để tìm hướng tăng cường thu hút khách du lịch. Đề xuất nghiên cứu xây dựng đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa để xây dựng một quy chuẩn nhất định, từ đó làm định hướng cho các địa phương triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, chú trọng đến yếu tố giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, phát triển du lịch bền vững…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam