Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/12/2020 - 06:38
(Thanh tra)- Nếu không có liên kết, các địa phương phát triển du lịch theo hướng tự phát sẽ phá vỡ tiềm năng, không tạo ra được chuỗi sản phẩm có sức cạnh tranh với các vùng, khu vực, các nước khác.
Ảnh: Thái Hải
Liên kết là yếu tố “sống còn”
Liên kết vốn là nhân tố quan trọng đối với phát triển du lịch. Trong bối cảnh ngành Du lịch gặp nhiều khó khăn, chưa được phép đón khách quốc tế, lượng khách trong nước sụt giảm nghiêm trọng, liên kết càng trở nên quan trọng để có thể đưa ra những sản phẩm hấp dẫn nhất, thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, hạ giá thành sản phẩm du lịch.
Du lịch Hà Nội cũng như cả nước đang từng bước phục hồi sau khi nước ta khống chế thành công đại dịch Covid-19. Những năm gần đây, Hà Nội đã ký kết các thỏa thuận liên kết du lịch với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn kích cầu du lịch lần thứ nhất vào đầu tháng 5/2020, ngành Du lịch Thủ đô đã tổ chức nhiều hoạt động liên kết du lịch với các tỉnh: Lai Châu, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Bình…
Với vai trò quản lý Nhà nước, Sở Du lịch Hà Nội đảm nhiệm việc kết nối, quảng bá điểm đến, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các tour du lịch an toàn, hấp dẫn. Dịch bệnh bùng phát trở lại từ tháng 7/2020 làm nhiều hoạt động bị đình trệ, nên ngay khi được phép đón khách lần thứ hai trong năm, Hà Nội khẩn trương khởi động lại các hoạt động liên kết đã triển khai từ giai đoạn trước; đồng thời, tổ chức các hoạt động liên kết, xúc tiến du lịch mới.
Từ kết quả này, hoạt động liên kết du lịch được nâng tầm khi lần đầu Hà Nội tham gia liên kết du lịch với những trung tâm du lịch lớn nhất ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam vào tháng 11/2020.
Với vị trí trung tâm, phân phối khách du lịch, Hà Nội luôn hưởng ứng các hoạt động liên kết du lịch. Liên kết để tận dụng lợi thế những nét độc đáo riêng để tạo dấu ấn, thu hút khách, thực hiện kích cầu du lịch. Việc liên kết cơ quan quản lý du lịch của thành phố cùng các doanh nghiệp đã giới thiệu những sản phẩm hấp dẫn nhất của Hà Nội với khách miền Trung và TP Hồ Chí Minh.
TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 xác định liên kết vùng là một trong 9 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh du lịch của thành phố và các địa phương trong cả nước, từ đó đa dạng hóa sản phẩm du lịch nội địa, nâng cao chất lượng, sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các dịch vụ du lịch, mang lại giá trị gia tăng.
Khởi đầu từ đề xuất của TP Hồ Chí Minh, vào tháng 9/2019, liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được nâng tầm quy mô lên cấp chính quyền các tỉnh, thành phố và chính thức được ký kết. Từ hiệu quả của liên kết đầu tiên, TP Hồ Chí Minh mạnh dạn đề xuất và được sự thống nhất của Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ được triển khai vào tháng 6/2020; liên kết với vùng Tây Bắc mở rộng, liên kết với vùng Đông Bắc, liên kết với Hà Nội và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung được triển khai trong tháng 11/2020, tạo động lực mới cho phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới.
TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nối kết các liên kết thành một chỉnh thể trong công tác phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, hợp tác kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, tạo thế mạnh cho du lịch nội địa.
Có thể thấy, 4 chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước trong năm 2020, cùng với chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2019, đã kết nối các tỉnh, thành và vùng miền theo chiều dài đất nước từ Bắc tới Nam.
Thỏa thuận liên kết giữa 2 trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch lớn nhất nước với các vùng trọng điểm về văn hóa - du lịch chính là điểm sáng cho nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam; là minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau của chính quyền và hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch các địa phương trên cả nước, cùng sự tiếp sức của cộng đồng dân cư, các cơ quan truyền thông, đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cho kích cầu du lịch nội địa, góp phần phục hồi ngành du lịch sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Làm du lịch là làm kinh tế chứ không phải phong trào
Đại diện Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho rằng, cách làm du lịch tại các tỉnh miền Trung phải thay đổi nếu muốn kéo khách trở lại. Không thể mãi quan niệm rằng miền Trung đẹp, nhiều di sản, văn hóa sâu, có giá trị để khách phải tự tìm tới. Khách tìm tới nhưng đầu mối trung gian ở đây chính là các doanh nghiệp đưa đón, thiết kế tour, là các hãng hàng không, sân bay, là tàu du lịch biển, ngành vận tải...
Các tỉnh cần xác định làm du lịch là làm kinh tế chứ không phải phong trào. Vì vậy, việc đầu tư, xúc tiến, kích cầu du lịch cần có sự cẩn trọng, đảm bảo tính hiệu quả, tránh việc rập khuôn, bắt chước, ví như việc tổ chức các lễ hội tốn kém (tốn tiền, kém hiệu quả); lấy nụ cười và sự thân thiện làm vũ khí cạnh tranh, bên cạnh việc cải thiện chất lượng dịch vụ…
Du lịch Thừa Thiên - Huế cũng đang được khởi động lại với xu hướng lớn nhất là sự kết nối mang tính liên thông vùng, quốc gia. Tại miền Trung, chương trình hợp tác "Ba địa phương một điểm đến" đang lôi kéo sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.
"Chúng ta không thể ngồi đợi khách tới, mà phải hỏi thăm nhau anh có cái gì, tôi có cái gì để rồi trưng ra, bày biện mời khách tới. Khách giai đoạn này chủ yếu là khách nội địa, các đoàn tham quan nghỉ dưỡng quy mô hộ gia đình, hội nghị, hội họp nên tâm lý chung là trải nghiệm càng nhiều, dịch vụ vừa phải và ở càng dài thì càng tốt. Không doanh nghiệp nào đủ sức bao quát tất cả, nên ráp nối với nhau chính là cách cùng nhau chiến thắng", đại diện du lịch Thừa Thiên - Huế nói.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, được ví như “Việt Nam thu nhỏ”, Quảng Ninh hội tụ hơn 600 di tích văn hóa và lịch sử, hệ thống danh lam thắng cảnh, trong đó nổi bật là vịnh Hạ Long và di tích lịch sử danh thắng đặc biệt Yên Tử.
Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu trong hoạt động liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong nước, cụ thể: Liên kết du lịch giữa Quảng Ninh - Thanh Hóa - Ninh Bình; Quảng Ninh - Hải Phòng, và mới đây nhất là hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh và 7 tỉnh vùng Đông Bắc.
Năm 2019, Quảng Ninh đón trên 14 triệu lượt khách, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó lượng khách quốc tế đạt trên 5,7 triệu lượt, tăng 11,7%. Tổng thu đạt 29,486 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với 2018; thu ngân sách từ du lịch đạt 3.568 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2018.
Theo bà Hạnh, có được kết quả khích lệ trên, du lịch Quảng Ninh không thể tự thân phát triển bền vững mà luôn cần sự hỗ trợ, hợp tác của các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhất là trong bối cảnh du lịch trên thế giới và Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với các thách thức do đại dịch Covid-19 gây nên.
“Nếu không có liên kết, các địa phương phát triển du lịch theo hướng tự phát sẽ phá vỡ tiềm năng, không tạo ra được chuỗi sản phẩm có sức cạnh tranh với các vùng, khu vực, các nước khác. Vì vậy, liên kết vùng chính là một trong những giải pháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả nhằm tối ưu hóa các nguồn lực phát triển du lịch của các địa phương, tạo nên sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng biệt vùng miền”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh bày tỏ.
Đồng thời, để có mối liên kết bền vững trong hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố và giữa các vùng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho rằng các địa phương cần coi trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, cho đội ngũ nhân lực ngành cũng như cộng đồng xã hội; tập trung kết nối xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch vùng, kết nối trong công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; kết nối trong đào tạo nguồn nhân lực và kết nối nhưng không hoà lẫn, mỗi địa phương đều định vị được sản phẩm đặc sắc để tạo nên chuỗi giá trị, hệ sinh thái du lịch vùng đặc sắc, riêng có...
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…
Trọng Tài
12:22 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 10/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism).
Thái Hải
21:06 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
19:49 07/12/2024Mạnh Sơn
07:00 06/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành