Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/04/2019 - 13:55
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về "xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững" tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng tham dự buổi làm việc.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: B.A
Nhiều thành tựu quan trọng
Dự thảo báo cáo 5 năm quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ VHTTDL cho biết: Nhìn tổng thể, lĩnh vực VHTTDL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tư tưởng, đạo đức, lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được mở rộng và đi vào chiều sâu, với những tiêu chí cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực.
Phong trào xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đề cao giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, làng bản, khu phố văn hóa của Việt Nam, loại bỏ dần những tập tục lỗi thời, lạc hậu.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển rộng rãi, thể hiện ở sự gia tăng số lượng người tập thường xuyên, góp phần phòng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lối sống lành mạnh, hình thành và bồi dưỡng các phẩm chất, nhân cách con người. Các kết quả đáng tự hào của thể thao Việt Nam tại các giải quốc tế là động lực, cổ vũ tinh thần cho nhân dân.
Hệ thống pháp luật ngành được tiếp tục hoàn thiện, tác động sâu rộng đến đời sống của nhân dân, tích cực thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa, ghi nhận và cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của nhân dân về văn hóa.
Văn học, nghệ thuật đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, có nhiều tác phẩm tốt trong tất cả các loại hình nghệ thuật; khẳng định các nhân tố mới, tham gia cuộc đấu tranh lên án cái xấu, cái ác, sự biến chất, thoái hóa về nhân cách, đời sống và đạo đức trong một số bộ phận xã hội.
Lực lượng văn nghệ sĩ và văn nghệ các dân tộc thiểu số có bước phát triển. Sự xuất hiện lực lượng sáng tác trẻ với những khả năng sáng tạo và sự đa dạng về phong cách là dấu hiệu mới đáng trân trọng.
Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển. Nhiều câu lạc bộ văn học, nghệ thuật ra đời, góp phần cổ vũ, động viên quần chúng sáng tạo; khai thác, truyền bá các giá trị nghệ thuật cổ truyền và thưởng thức văn học, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở cơ sở.
Hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được nghiên cứu, nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị, trong đó đặc biệt là các di sản được UNESCO ghi danh, là nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch.
Các hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Việt Nam ra thế giới, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc để bắt kịp xu thế của thời đại được tổ chức liên tục thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài và nghệ thuật nước ngoài tại Việt Nam…
Chủ động nắm bắt tâm tư, đời sống của giới trẻ để có định hướng đúng đắn
Tại buổi làm việc, các thành viên Ban Chỉ đạo đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện bản báo cáo.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ VHTTDL trong việc sơ kết Nghị quyết 33-NQ/TW.
Để hoàn thiện báo cáo, Phó Thủ tướng cho rằng Bộ VHTTDL với vai trò tham mưu đặc biệt trong lĩnh vực của mình, cần lưu ý phối hợp với các bộ, ngành khác để làm rõ các vấn đề từ góc độ văn hóa. Mặc dù kết quả trong lĩnh vực văn hóa khó lượng hóa, song không phải không có chỉ tiêu để có thể lượng hóa được.
Trong quá trình Sơ kết 5 thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, Phó Thủ tướng lưu ý những người làm văn hóa cần chủ động nắm bắt tâm tư, đời sống của giới trẻ để có định hướng đúng đắn. Bên cạnh đó là thực trạng một số phong trào văn hóa sau một thời gian đã trở thành hình thức, mang tính khẩu hiệu. Nhiều tiêu chuẩn hướng dẫn từ trên xuống mang tính cào bằng và không còn phù hợp. Đây là những vấn đề cần nêu rõ, qua đó để có thể nhận diện, chỉ đạo thực hiện đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo biểu dương những kết quả mà Bộ VHTTDL đã làm được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.
Đồng thời đề nghị Bộ VHDLTT cần tiếp thu và hoàn thiện Bản báo cáo với chất lượng tốt nhất, tránh hình thức, bảo đảm yêu cầu nội dung, chất lượng và tiến độ để trình Ban Bí thư tiến hành Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.
"Việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Xây dựng văn hóa là tạo sức mạnh nội sinh cho đất nước phát triển", Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định.
Đồng thời ông Võ Văn Thưởng cũng lưu ý, Bộ cần cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý, định hướng ở một số lĩnh vực như nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động văn hóa, văn nghệ. Một số vấn đề cần có sự đánh giá, nghiên cứu sâu hơn như hoạt động lễ hội truyền thống; tình trạng xâm hại di sản văn hóa; xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
“Có một thực tế hiện nay là dù lượng tác giả, tác phẩm được xuất bản nhiều hơn nhưng lại luôn thiếu tác phẩm lớn xứng tầm. Phần nhiều là những tác phẩm văn học đi sâu khai thác tình cảm cá nhân, vốn sống hạn hẹp, không có cảm xúc thời đại. Những vấn đề cụ thể như vậy cần được làm rõ nguyên nhân và có giải pháp cho thời gian tới”, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ VHDLTT cần cố gắng hơn nữa trong một số lĩnh vực, như: Nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động văn hóa, văn nghệ... Trong quá trình sơ kết, một số vấn đề cần có sự đánh giá, nghiên cứu sâu hơn như: Hoạt động lễ hội truyền thống; tình trạng xâm hại di sản văn hóa; xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
B.Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền