Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 21/12/2021 - 16:36
(Thanh tra) - Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2022, diễn ra ngày 21/12.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp với thời đại, đáp ứng yêu cầu phát triển. Ảnh: TTXVN
Công tác pháp chế được chú trọng
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và việc triển khai công tác tư pháp nói riêng.
Tuy nhiên, toàn ngành đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao.
Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng đầu tư nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; công tác xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện quyết liệt, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật.
Năm 2021, các bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 luật, nghị quyết và cho ý kiến với 5 dự án luật khác, đang gấp rút chuẩn bị 4 nội dung trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp bất thường; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 784 văn bản quy phạm pháp luật. Các địa phương đã ban hành 5.510 văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện.
Bộ Tư pháp đã thẩm định 232 dự thảo; tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 634 dự thảo; các sở tư pháp thẩm định 4.904 dự thảo và 1.879 dự thảo do các phòng tư pháp thẩm định.
Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật được triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực; việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 được thực hiện kịp thời, trách nhiệm.
Ngành Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền 12.366 văn bản quy phạm pháp luật. Riêng Bộ Tư pháp đã kiểm tra 3.644 văn bản (gồm 301 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 3.343 văn bản của của HĐND và UBND cấp tỉnh). Ngành Tư pháp đã tập trung rà soát được 29.955 văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản.
Các cơ quan thi hành án dân sự đã nỗ lực thi hành xong 493.971 việc với hơn 45.700 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.000 tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi…
Phòng chống tham nhũng ngay từ khi xây dựng thể chế
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà ngành Tư pháp đạt được trong năm 2021.
“Ngành đã chủ động tích cực, thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thể chế để thúc đẩy khôi phục sản xuất, các vướng mắc về thể chế trên các lĩnh vực; tích cực tham gia vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực…”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế, đây là 1 trong 3 khâu đột phá trong quá trình đổi mới của đất nước. Từ đó, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp với thời đại, đáp ứng yêu cầu phát triển. Ngành phải thấm nhuần quan điểm của Đảng là phát huy giá trị con người Việt Nam, lấy người dân và doanh nghiệp là chủ thể trong xây dựng pháp luật, bởi mục tiêu cao nhất là làm cho cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành phải bám sát đường lối chủ trương của Đảng, cụ thể là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thể chế hóa cụ thể với quan điểm bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn là thước đó, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tình hình của nước ta; tháo gỡ khó khăn, nút thắt về mặt thể chế.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và thực thi của các cấp chính quyền, tranh thủ sự ủng hộ người dân và doanh nghiệp, mở ra môi trường đổi mới sáng tạo, bám sát thực tiễn khi xây dựng, phổ biến, thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật. Thực hiện nghiêm đường lối của Đảng là phát huy trí tuệ tập thể, các nhà chuyên gia, khoa học.
“Đầu tư hơn cho công tác xây dựng thể chế, coi đây là đầu tư cho sự phát triển. Đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả số lượng và chất lượng. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, phù hợp với điều kiện của nước ta”, Thủ tướng nói.
Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đi đôi với nâng cao năng lực chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với việc cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi nâng cao chất lượng nhân lực, phân bổ nguồn lực hợp lý.
"Chủ động đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm ngay từ khi xây dựng thể chế, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích chung trên hết, trước hết; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là của dân, do dân và vì dân", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình