Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam đã làm REDD+ chuyển động về phía trước

Thứ năm, 04/10/2012 - 16:06

(Thanh tra) - Đó là nhận định của các nhà tài trợ quốc tế, các đại biểu tham dự tại hội thảo tổng kết Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên hợp quốc (UN-REDD) giai đoạn I ở Việt Nam, ngày 4/10.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chủ trì hội thảo

Nâng cao năng lực quản lý REDD từ Trung ương đến địa phương

Chia sẻ tại hội thảo, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nhấn mạnh: Sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các bon (gọi là REDD+) ra đời lập tức thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Nhiều cơ chế tài chính mới đã được thành lập giúp đỡ các nước đang phát triển thực hiện REDD+.

“Chúng ta nhận thức rõ những hệ lụy của biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Chúng ta cũng ý thức rằng lĩnh vực nông nghiệp, người dân nông thôn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Để giảm thiểu những tác hại đó là phải giảm thiểu phát thải nhà kính, trong đó vai trò của lâm nghiệp là rất lớn”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
 

Ông Hà Công Tuấn khẳng định Việt Nam sẽ thí điểm thành công REDD+ đưa lại những cơ hội thu hút nguồn lực mới cho ngành Lâm nghiệp

Theo Thứ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn thực hiện Chương trình UN-REED của Liên hợp quốc để chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+. Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã đạt được những kết quả quan.

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Prstibha Mehta khẳng định: Việt Nam là nước đầu tiên hoàn thành Chương trình UN-REDD. Các sáng kiến của Việt Nam trong quá trình triển khai Chương trình tỏ ra phù hợp và nhiều nước đang được hưởng lợi từ những chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam.

Bà Prstibha Mehta chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã làm REDD+ chuyển động về phía trước và tin tưởng rằng vấn để giảm phát thải khí nhà kính không chỉ dừng ở ngành Lâm nghiệp mà sẽ có sự quan tâm, hợp tác với nhiều ngành khác nhau.

Đồng quan điểm, ông Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã đạt được những mục tiêu đề ra của Chương trình. Nhất là, đã tăng cường năng lực quản lý từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, mọi người dân Việt Nam tại các huyện của tỉnh Lâm Đồng đã rất quan tâm và nhiệt tình tham gia Chương trình. Bên cạnh đó, đã lồng ghép Chương trình REDD+ với sự phát triển kinh tế - xã hội và cố gắng làm giảm phát thải nhà kính.

Thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích cho REDD+


Chương trình UN-REED giai đoạn I được triển khai tại Việt Nam từ tháng 8/2009 do Chính phủ Na Uy tài trợ với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức Liên hợp quốc như: FAO, UNDP, UNEP. Đây là Chương trình nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật và thể chế cho các cơ quan ở cấp quốc gia để quản lý, điều phối, thực hiện hiệu quả các hoạt động REDD; nâng cao năng lực quản lý REDD ở cấp cơ sở thông qua thí điểm thực hiện REDD+ tại 2 huyện Lâm Hà, Di Linh (tỉnh Lâm Đồng). Bên cạnh đó, thiết lập và tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm thực thi REDD+ với các nước trong tiểu vùng hạ lưu sông Mê Công.

Trong giai đoạn này, Chương trình đã tác động đáng kể đến ngành lâm nghiệp trong nước về chính sách, cơ chế thực thi REDD+. Nhất là, Chương trình UN-REDD Việt Nam đã thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích cho REDD+ thông qua các cuộc thảo luận quan trọng giữa các nhà hoạch định chính sách.
 

Toàn cảnh hội thảo tổng kết Chương trình UN-REDD giai đoạn I

Tại tỉnh Lâm Đồng, các cơ chế thí điểm áp dụng các nguyên tắc “Tự nguyện”, “Được tham vấn”, “Được cung cấp đầy đủ thông tin” và “Đồng thuận” trong bối cảnh REDD+ được quốc tế đánh giá là một đột phá mới. Chương trình cũng đã đóng góp đáng kể cho sự thành công của các bên liên quan, đóng góp vào quá trình nghiên cứu và ra quyết định chuẩn bị sẵn sàng thực tế REDD+. 

Bà Phạm Thị Thoa, Giám đốc Quốc gia Chương trình UN-REDD Việt Nam khuyến nghị trong thời gian tới, cần bổ sung điều chỉnh cơ sở pháp lý để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn 2; lồng ghép Chương trình UN-REDD với các chương trình khác, tiếp tục phát huy những kết quả của giai đoạn I; đồng thời hỗ trợ chuẩn bị cho địa phương về giao đất, giao rừng, hệ số tham chiếu... nhằm bảo đảm chính sách an toàn về xã hội và môi trường.
 
Cũng tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm sẽ được sử dụng để hướng dẫn thực hiện Chương trình UN-REDD giai đoạn II và Chương trình REDD+ quốc gia.
 

Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm