Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/01/2012 - 14:54
(Thanh tra) - Chưa giảm ngay lãi suất; không có khủng hoảng ngân hàng; nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ được áp dụng đối với từng tổ chức tín dụng… Đó là những vấn đề đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình khẳng định tại buổi đối thoại trực tuyến với người dân qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sáng nay (12/1).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Chính phủ.vn
Chưa có điều kiện giảm ngay lãi suất
Liên quan đến việc giảm lãi suất trong hệ thống ngân hàng, Thống đốc NHNN cho rằng, với mức lạm phát cao gần 18,5% mà lại đề nghị giảm ngay mức lãi suất thì chưa phù hợp. Tốc độ tăng lạm phát trong những tháng cuối năm giảm xuống cũng tạo ra kỳ vọng tiền đề để hệ thống ngân hàng có thể giảm được lãi suất. Nhưng đây mới là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ. Trong khi đó, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay đang là vấn đề hết sức quan trọng và nhức nhối.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình lý giải, so với quy định của NHNN, cơ cấu sử dụng nguồn vốn của hệ thống các ngân hàng chưa chuẩn. Phần lớn nguồn vốn huy động được là nguồn vốn ngắn hạn trong khi đó các tổ chức tín dụng lại sử dụng một tỷ lệ rất lớn cho vay trung và dài hạn. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 30%, nhưng trên thực tế các tổ chức tín dụng đã vượt con số này từ lâu. Có tổ chức lên tới 60 - 70%, có tổ chức 100%. Đến khi thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát như năm vừa qua, lập tức các tổ chức này khó khăn về thanh khoản.
“Riêng vốn cho hệ thống ngân hàng bảo đảm thanh khoản của mình rất lớn. Trong bối cảnh đó, chưa có điều kiện giảm ngay lãi suất trong giai đoạn hiện nay. Hiện lãnh đạo NHNN cùng hệ thống các ngân hàng thương mại đang tìm nhiều giải pháp để từng bước hạ lãi suất trong hệ thống NH ở mức độ hợp lý vừa để đáp ứng nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, nhưng vẫn bảo đảm mức thanh khoản và tính ổn định của hệ thống ngân hàng”, Thống đốc NHNN nhấn mạnh.
Không cào bằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
Theo ông Nguyễn Văn Bình, hiện phần cung ứng dịch vụ trong hệ thống các tổ chức tín dụng còn hết sức hạn chế, lợi nhuận chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng. Việc giảm tăng trưởng tín dụng đã đánh vào lợi nhuận một cách hết sức mạnh mẽ. Đó cũng là chia sẻ của các tổ chức tín dụng với chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời, việc thắt chặt tín dụng cũng khiến các doanh nghiệp tiếp cận khó khăn với nguồn vốn ngân hàng và đó là chia sẻ của các doanh nghiệp với đất nước trong lúc kinh tế khó khăn này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì lãi suất ngân hàng lên đến 25% cũng không gặp vấn đề gì.
“Khó khăn lớn là hầu hết nguồn vốn của doanh nghiệp đều từ ngân hàng và đó là điều không lành mạnh. Trên thế giới, ít nhất ông chủ tiến hành sản xuất kinh doanh phải có 1 trên 3 đồng vốn. Đồng vốn thứ 2 có thể kêu gọi bạn bè, còn 1 đồng đi vay vốn ngân hàng. Nguồn vốn ngân hàng chỉ là vốn lưu động. Nói cách khác, ngân hàng chỉ cho vay vốn lưu động, còn vốn đầu tư phải là vốn tự có hoặc huy động trên thị trường vốn. Nếu có 2/3 vốn, vay 1/3 còn lại từ ngân hàng với lãi suất 25% một năm thì một doanh nghiệp bình thường cũng quay vòng được vốn 3, 4 lần. Với lợi nhuận của mỗi vòng quay nhân với 3, 4 lần thì doanh nghiệp thừa sức trả được lãi suất của ngân hàng, không những duy trì mà còn phát triển được sản xuất”, Thống đốc NHNN nói.
Trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ ở mức 15 - 17%. Thế nhưng, NHNN không cào bằng tỷ lệ này cho tất cả các tổ chức tín dụng mà sẽ phân loại các tổ chức tín dụng để có quy định về tỷ lệ được tăng trưởng tín dụng. Điều này phần lớn dựa vào các chỉ tiêu, chỉ số về mức độ lành mạnh trong hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng. Các tiêu chí này sẽ được công khai minh bạch, thậm chí mỗi tổ chức tín dụng đều có thể biết mình nằm ở nhóm nào.
Không có lợi ích nhóm chi phối hoạt động ngân hàng
Tại buổi đối thoại, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định không có khủng hoảng ngân hàng. “Hiện nay chúng ta đặt vấn đề tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng như tôi đã nói nhiều lần, không phải do hệ thống ngân hàng của chúng ta yếu kém đến mức độ không tái cấu trúc thì nó đổ vỡ ngay lập tức. Nhu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trước tiên xuất phát từ nhu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng chuyển từ kinh tế phát triển theo chiều rộng sang kinh tế phát triển có chiều sâu, theo hướng từ số lượng sang chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu đó đồng thời là giải quyết những yếu kém đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng”.
Thống đốc NHNN cũng nhấn mạnh, trên góc độ vĩ mô toàn hệ thống không có lợi ích nhóm chi phối hoạt động ngân hàng, còn dưới góc độ một vài ngân hàng thì có. Bởi có một số tổ chức tín dụng yếu, quy mô nhỏ, tình hình tài chính không lành mạnh. Các tổ chức đó phục vụ lợi ích một số cổ đông chiếm tỷ trọng chi phối đối với mình. Lợi ích nhóm ở đây là lợi ích của các cổ đông lớn thuộc ngân hàng đó mà đúng ra, ngân hàng phải phục vụ lợi ích đại chúng.
Để thị trường bất động sản lành mạnh, không nóng quá là bài toán đang đặt ra cho Chính phủ. Hệ thống ngân hàng cũng cần góp phần quan trọng lành mạnh hóa thị trường này. Trong năm qua, có một số biện pháp hạn chế nhất định để “ giảm nhiệt” sự tăng trưởng nóng, hay giá quá cao của thị trường bất động sản. Điều này không thể làm thị trường bất động sản sụp đổ được mà chỉ đưa về mức độ phát triển hợp lý hơn.
Liên quan đến vẫn đề nợ xấu của ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bình khẳng định: Nợ xấu so với trước có tăng lên nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và ở mức an toàn.
|
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu đã chủ trì họp thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị của tỉnh Sơn La.
Trần Kiên
19:26 12/12/2024(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý