Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ nghị trường nói những điều “gan ruột”

Thứ hai, 11/04/2016 - 19:07

(Thanh tra)- Từ nghị trường, các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) nói những điều gan ruột, từ kinh tế, bảo vệ chủ quyền, đến đấu tranh chống tham nhũng.

Công tác nhân sự được thực hiện dân chủ, thận trọng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Chất lượng nhân sự tốt, tạo được dấu ấn mới, cách làm mới.

Công tác nhận sự được chuẩn bị thận trọng, dân chủ, chọn người đủ tâm, đủ tài. Nhưng, vẫn còn những “món nợ” với cử tri, với nhân dân, ĐBQH trăn trở, gửi gắm cho nhiệm kỳ sau khi kỳ họp thứ 11 bế mạc vào ngày mai (12/4).

Dấu ấn và trăn trở

Theo các ĐBQH, nhiệm kỳ QH khóa XIII là một nhiệm kỳ hết sức đặc biệt. Công tác làm Hiến pháp, làm luật hết sức nặng nề. Hiến pháp năm 2013 được ban hành, rồi thông qua sửa đổi, bổ sung gần 100 luật và các bộ luật để cụ thể hóa các chế định mới của Hiến pháp. QH khóa XIII cũng đã xem xét từng vấn đề, cân nhắc, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tác động đến môi trường, đến hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài, phạm vi ảnh hưởng trong nước và các nước trong khu vực.

Ngay kỳ họp 11 - kỳ họp cuối của nhiệm kỳ, những tiếng nói từ nghị trường rất sôi nổi. Nhất là, “QH thảo luận nhiều về cách điều hành của Chính phủ và quyết tâm của nhân dân cả nước với những động thái mạnh mẽ, quyết liệt, đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới biển đảo”, ĐB Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) đánh giá.

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) vẫn thấy buồn vì "cho đến bây giờ rất nhiều ý kiến kiến nghị cử tri từ những năm tám mấy, chín mươi đến bây giờ người ta vẫn hỏi lại. Điều đó chứng tỏ những bức xúc ấy đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để".

Cử tri còn phàn nàn với ông Nguyễn Anh Sơn những bức xúc từ cuộc sống rằng "chúng tôi không cần biết chỉ thị gì, nghị định này, Nghị quyết kia, chúng tôi chỉ cần biết rằng tình hình phải thay đổi, phải biến đổi đi chứ không thể để như bây giờ, bức xúc từ chuyện giá cả leo thang, phân bón, thuốc trừ sâu giả, an toàn vệ sinh thực phẩm, kéo dài từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác".

Phó Đoàn ĐBQH Lê Nam cũng cho biết, “cử tri rất hoan nghênh, khi các ĐBQH nói những điều gan ruột, trọng đạt của đất nước về kinh tế, xây dựng Nhà nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đó cũng là những tâm tư, bức xúc, mong đợi của cử tri gửi gắm cho nhiệm kỳ sau”.

Không bao giờ quên những điều đã tuyên thệ

Tại kỳ họp 11, QH đã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao của Nhà nước.

Theo ĐBQH Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình), công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Chất lượng nhân sự tốt, tạo được dấu ấn mới, cách làm mới. “Những người được bầu xứng đáng, có tâm, có tầm, có năng lực trình độ khả năng và đã kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng”, như nhận định của ĐB Đỗ Văn Vẽ (Thái Bình).

ĐBQH Lê Nam nhấn mạnh, kỳ họp 11 - kỳ họp cuối của nhiệm kỳ, nhưng những tiếng nói từ nghị trường rất sôi nổi.

Tất nhiên, bên cạnh những người được bầu tỷ lệ tín nhiệm cao, cũng có những người tỷ lệ không tán thành lớn, có người lên đến gần 40%. Điều đó cho ta thấy tính dân chủ trong việc xem xét công tác nhân sự. “Tôi nghĩ, đó cũng là thông tin tốt, để những đồng chí vừa được QH bầu có phiếu chưa cao tiếp tục phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân phân công”, ông Nam nói.

Đặc biệt, lần đầu tiên, trước cờ đỏ sao vàng, trước QH, đồng bào, cử tri cả nước, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tuyên thệ “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

ĐB Lê Nam nhấn mạnh: “Một nguyên thủ quốc gia, lời tuyên thệ như trung thành với Hiến pháp liên quan đến cả một quá trình để bảo đảm thực thi Nhà nước pháp quyền. Chúng ta biết rằng, trong Nhà nước pháp quyền thì bất cứ ai đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Cử tri cũng mong điều đó lắm vì luật thì nhiều mà rất nhiều luật đâu có được thi hành. Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng tuyên thệ rất là tốt. Chúng ta không thể so sánh điều đó với một công dân bình thường”.

Quan trọng, “người ta sẽ không bao giờ quên những điều mà những người đứng đầu Nhà nước đã tuyên thệ. Nó tuyệt hay, tuyệt tốt, những người đứng đầu Nhà nước đã thề cái gì, đã hứa cái gì, cũng là căn cứ để cử tri giám sát”.

Gửi gắm đến những người kế nhiệm

Nhìn thấy những khó khăn, nhưng có những khó khăn, thuận lợi mà nhiệm kỳ sau sẽ phải gánh vác như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nợ công, ngân sách quốc gia, bộ máy Nhà nước cồng kềnh... ĐB Lê Nam bày tỏ sự chia sẻ với những nhiệm kỳ tới. “Những trăn trở đã được gửi lại. Bộ máy mới, những người lãnh đạo mới, sẽ ra tìm cách để giải quyết. Tôi cũng kỳ vọng, nhiệm kỳ khóa XIV, ĐBQH chuyên trách nhiều hơn, chất lượng hoạt động của QH sẽ cao hơn, đúng mong đợi của cử tri", ĐB Nam nói.

Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ QH khóa XII bế mạc để lại nhiều dấu ấn, trăn trở cũng như kỳ vọng.

Còn ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) mong QH khoá XIV sẽ "khuyến khích các ĐB đi cơ sở, không chỉ để tiếp xúc được với cử tri mà còn tăng chất lượng hoạt động giám sát của QH”. Nhưng ĐB lưu ý, "đi phải có hiệu quả, không gây phiền hà cho địa phương, chi phí tất cả của QH. Có như vậy thì mới gắn với thực tế, nếu không người ta bảo QH chủ yếu ngồi trong các phòng lạnh, cãi thì sẽ rất khó khăn, không gắn bó với cử tri".

Ngoài ra, các ĐB kỳ vọng, các vị lãnh đạo Nhà nước mới sẽ thực thi được mục tiêu của Đại hội Đảng XII, Nghị quyết của QH. “Bảo đảm kinh tế xã hội phát triển bền vững, an ninh tổ quốc giữ vững, tính an dân trong quản lý Nhà nước được tốt nhất và đây là mong đợi của cử tri”, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) gửi lại.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình:

Hứa đem hết khả năng, trí tuệ để thực hiện nhiệm vụ

Vấn đề Biển Đông, tình hình tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tai nạn giao thông, buôn lậu, vệ sinh an toàn thực phẩm… là những vấn đề được Đảng, Nhà nước, đồng bào, cử tri cả nước rất quan tâm.

Sau khi hoàn thiện bộ máy nhân sự Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng và Nghị quyết của QH, đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống và trước mắt, sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt giải quyết những vấn đề xã hội và nhân dân đang bức xúc nêu trên. Đồng thời, Chính phủ cũng phải tập trung chỉ đạo các công tác đảm bảo thực hiện thắng lợi bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Với sự tín nhiệm, niềm tin của ĐBQH, của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí, đồng bào, chiến sĩ và cử tri cả nước, tôi hứa sẽ cố gắng hết sức mình, tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí lãnh đạo đi trước, sâu sát cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân, gương mẫu, tận tụy, trách nhiệm cùng tập thể Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đoàn kết nhất trí, tận tâm, tận lực, đem hết khả năng, trí tuệ quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn quyết liệt triển khai tinh gọn bộ máy

Lạng Sơn quyết liệt triển khai tinh gọn bộ máy

(Thanh tra) - Lạng Sơn hiện đang quyết liệt triển khai các phương án sắp xếp bộ máy đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đoàn thể ở địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Chính Bình

12:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm