Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa bất hợp pháp

Thứ hai, 26/05/2014 - 17:41

(Thanh tra) - Sáng ngày 26/5, bên lề hành lang Quốc hội, theo Đại biểu Trương Trọng Nghĩa ngay cả khi có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có luận cứ vững chắc trong việc kiện Trung Quốc, thì phải hiểu rằng, đây là cuộc đấu tranh phức tạp, gay go, đòi hỏi phải khôn ngoan, có kỹ năng, đồng thời phải có những biện pháp tổng hợp của nhiều cuộc đấu tranh khác.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Thảo Nguyên

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: Đầu tiên phải khẳng định, việc Trung Quốc cho rằng Hoàng Sa là của họ từ đó có quyền đặt giàn khoan Hải Dương 981 là điều sai trái. Hoàng Sa là của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa một cách bất hợp pháp. Đây là cơ sở để chúng ta yêu cầu dư luận quốc tế, tài phán quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, bác bỏ việc Trung Quốc viện dẫn Hoàng Sa là của họ. 

Thứ hai, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan là nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, dù thực hiện hoạt động kinh tế hay khoa học thì một quốc gia không được đơn phương, tùy tiện tiến hành nếu không được sự đồng ý của quốc gia có chủ quyền. Hành vi đơn phương, tự tiện đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc như vậy đã vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở tiếp theo để chúng ta có thể khởi kiện Trung Quốc.

- Nếu chúng ta kiện Trung Quốc sẽ kéo dài thời gian bao lâu?

+ Việc khởi kiện sẽ mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải có chuyên môn cao, nguồn lực cao, kể cả chuyên gia trong nước và thế giới. Ngay cả khi có cơ sở pháp lý vững chắc, cũng phải chuẩn bị để những cơ sở pháp lý đó được trình bày như thế nào, bằng những luận cứ, chứng cứ gì. Khi đã khởi kiện, chúng ta cũng phải chuẩn bị nguồn lực để đeo đuổi vụ kiện. 

Cuộc đấu tranh pháp lý này cũng không thể tiến hành đơn độc. Cùng với nó, chúng ta phải đấu tranh bằng ngoại giao, tác động đến công luận quốc tế để công luận quốc tế thừa nhận chính nghĩa của Việt Nam. Đây còn là cuộc đấu tranh của cả dân tộc Việt Nam, chúng ta phải củng cố về kinh tế, quốc phòng, nhân dân chúng ta phải đồng tâm nhất trí.

Điều đó có nghĩa, ngay cả khi có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có luận cứ vững chắc trong việc kiện Trung Quốc, chúng ta phải hiểu rằng đây là cuộc đấu tranh phức tạp, gay go, đòi hỏi phải khôn ngoan, có kỹ năng, đồng thời phải có những biện pháp tổng hợp của nhiều cuộc đấu tranh khác. 

- Kiện thành công nhưng Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan mà còn tăng cường thêm nhiều giàn khoan khác thì giải quyết như thế nào?


+ Nếu chúng ta thắng kiện thành công thì đây là một việc hết sức quan trọng. Trung Quốc đã sai trái mà người ta đã kết luận là sai trái mà vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi sai trái thì Trung Quốc sẽ bị thiệt hại rất nhiều mặt. Ngay chính nhân dân Trung Quốc cũng sẽ không tán thành lãnh đạo Trung Quốc thực hiện hành vi sai trái như vậy.  

- Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được quốc tế công nhận, nhưng Trung Quốc với tư cách thành viên của Liên Hợp quốc vẫn vi phạm Công ước của Liên hợp quốc, ông đánh giá việc này như thế nào?


+ Ở đây có chuyện quan hệ quốc tế, quan hệ của nước lớn với nước nhỏ. So với các quốc gia khác mà ở đây là Trung Quốc thì Việt Nam là một nước nhỏ. Thực tiễn đang diễn ra, các quốc gia lớn đang lấn áp các nước nhỏ, thậm chí là bắt nạt, thực hiện các hành động vi phạm bất chấp lý lẽ, luật pháp quốc tế, không phải chỉ Việt Nam mà nhiều nước nhỏ khác cũng đang phải gánh chịu, vì vậy mới có những cuộc đấu tranh. Khi bị một quốc gia lớn bắt nạt các các quốc gia nhỏ đang bị bắt nạt phải đoàn kết, liên kết với nhau để đấu tranh để chúng ta có cơ hội thắng lợi trong cuộc đấu tranh đó.

Như tôi nói công luận và sức mạnh của công luận chính nghĩa rất lớn. Những nước lớn làm những việc sai trái bất chấp luật pháp quốc tế thì sẽ hứng chịu công luận quốc tế rất lớn gắn với những thiệt hại như sẽ bị tẩy chay, liên tục bị phê phán và nhân dân của chính nước đó cũng phản đối. Do đó chúng ta cần tiếp tục đấu tranh để dự luận quốc tế hiểu chính nghĩa của chúng ta. 

- Đã đến lúc Quốc hội cần ra Nghị quyết về vấn đề Biển Đông?


+ Quốc hội sẵn sàng làm bất cứ việc gì để thể hiện tính chất là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Vậy hành động đó là gì? Quốc hội đang tiếp tục theo dõi. Hành động của Quốc hội phải thể hiện ý kiến nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tình hình thực tế diễn ra và phải đem lại những tác động hiệu quả mạnh mẽ để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

- Trân trọng cám ơn ông!

Thảo Nguyên (thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Bế mạc Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII

Cao Bằng: Bế mạc Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII

(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, sau 2,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 26 bước vào phiên họp cuối, thảo luận và biểu quyết thông qua các nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Trung Hà

14:53 11/12/2024
Hà Giang phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.400 tỷ đồng

Hà Giang phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã tổ chức phiên thảo luận tại hội trường nhằm đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Bùi Bình

14:35 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm