Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 12/05/2023 - 15:51
(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về tờ trình xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính do đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất ngày 12/5.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: P.Thắng
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ phiếu quyết định. Kết quả, đa số ý kiến trong Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội xem xét đưa Dự án Luật Chuyển đổi giới tính vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 5 (dự kiến khai mạc vào ngày 22/5), theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Công nhận giới tính mới chỉ 1 lần trong cuộc đời
Trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bỏ phiếu, trình bày tờ trình, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến từ phiên họp hồi tháng 4, ông nhận thấy cần điều chỉnh tên gọi từ Luật Bản dạng giới thành Luật Chuyển đổi giới tính.
“Bố cục, nội dung trong hồ sơ đề nghị đã được thay đổi cơ bản; các nội dung đã tiếp thu, chỉnh lý chiếm khoảng 60% dung lượng đề nghị xây dựng luật cũ”, ông Trí cho hay.
Theo đó, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đã thu hẹp phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chỉ tập trung vào người đã can thiệp y học thành 2 dạng giới nam và nữ; tập trung vào 4 nhóm chính sách (điều kiện để công dân được chuyển đổi giới tính; thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của công dân; xác nhận giới tính với trường hợp đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày luật có hiệu lực; thẩm quyền và thủ tục công nhận giới tính của người chuyển đổi giới tính).
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho hay, nếu xét theo khái niệm bản dạng giới thì quá rộng, còn nhiều vấn đề “chưa chín”, còn tranh cãi nên khó đạt được sự đồng thuận trong xã hội ở thời điểm này và chưa phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của Việt Nam, cũng như hệ thống pháp luật hiện hành.
Về điều kiện để công dân được chuyển đổi giới tính, hồ sơ đề nghị xây dựng luật được điều chỉnh theo hướng giảm số lần được công nhận giới tính mới từ 2 lần xuống chỉ còn 1 lần trong cuộc đời.
"Quy định như vậy nhằm hạn chế sự xáo trộn trong xã hội, không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của Nhà nước; bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành”, ông Trí cho hay.
Cũng theo ông, thay vì công dân có quyền lựa chọn can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sau khi đã được công nhận bản dạng giới, công dân bắt buộc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thì mới được Nhà nước thừa nhận là người chuyển giới.
Dự thảo đồng thời quy định việc cơ sở khám chữa bệnh thành lập hội đồng can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trong đó, cơ sở này có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho công dân.
Đề nghị thể hiện rõ mức độ can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Ủy ban Pháp luật tán thành việc thay đổi tên thành Luật Chuyển đổi giới tính cũng như thu hẹp phạm vi điều chỉnh.
“Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản thống nhất với 4 nhóm chính sách lớn trong đề nghị xây dựng luật và thấy rằng, các chính sách do đại biểu Quốc hội đề nghị đã có sự kế thừa, sắp xếp một cách hợp lý trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu, đề xuất của Bộ Y tế và bảo đảm thống nhất với phạm vi điều chỉnh, tên gọi”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên nói.
Để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, cơ quan thẩm tra đề nghị thể hiện rõ hơn mức độ can thiệp y học để chuyển đổi giới tính vì vấn đề này ảnh hưởng đến việc xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi chuyển đổi giới tính. Đồng thời, cần nghiên cứu về một số quyền, nghĩa vụ mang tính đặc thù của cá nhân sau khi chuyển đổi giới tính.
Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung giải pháp phù hợp với hình thức, mức độ can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
“Hiện nay ở Việt Nam chưa có chính sách cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện chuyển đổi giới tính, nên việc đề xuất giải pháp công nhận kết quả đã thực hiện chuyển đổi giới tính của các cơ sở này cần được làm rõ, quy định phù hợp”, theo cơ quan thẩm tra.
Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Chính phủ vừa có hai văn bản cho ý kiến vào hồ sơ xây dựng Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính của đại biểu Nguyễn Anh Trí.
Cụ thể, Chính phủ so sánh hai bản đề cương chi tiết do Bộ Y tế soạn thảo từ năm 2016 và của đại biểu vừa trình, nhận thấy có nhiều nội dung khớp nhau. Theo ý kiến của Chính phủ, các cơ quan sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ, đề cương của Bộ Y tế cho đại biểu để tiếp tục nghiên cứu, ủng hộ đại biểu làm; đồng thời đề nghị các bộ, ngành liên quan hỗ trợ.
Ông Định cũng dẫn thông tin của Bộ Y tế cho biết hiện chưa thể thống kê số người ở Việt Nam có nguyện vọng chuyển đổi giới tính nhưng tỷ lệ này trên thế giới là 0,3 - 0,5%.
Nếu tính theo tỷ lệ trên, Việt Nam có khoảng 300.000 - 500.000 người có nguyện vọng chuyển đổi giới tính. Nếu luật này ra đời, tác động đến số người này thì không phải lớn, theo Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông cũng cho biết, ý kiến của Bộ Ngoại giao thì các quy định của luật này không vướng so với điều ước quốc tế.
Sau khi đề nghị các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bỏ phiếu ngay tại phiên họp. Theo ông Nguyễn Khắc Định, nếu Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính có thể trình vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh