Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 17/03/2025 - 17:17
(Thanh tra) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Quan điểm sắp xếp lại bộ máy hành chính các cấp là cơ hội sàng lọc cán bộ được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ trong buổi làm việc Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng để hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi trình Hội nghị Trung ương 11, ngày 17/3.
Báo cáo Kinh tế - xã hội phải là lời giải thuyết phục bài toán đã có đáp số
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế - xã hội nêu rõ, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh kể từ sau Hội nghị Trung ương 10. Vì vậy, Báo cáo Kinh tế - xã hội phải cập nhật, liên thông, không tách rời các báo cáo khác nhưng vẫn bảo đảm độc lập.
Kết quả thực hiện năm 2024, nâng mức tăng trưởng của năm 2025 đạt ít nhất 8% trở lên và 2 con số những năm tiếp theo, theo Thủ tướng, cần có giải pháp gì để bảo đảm mục tiêu này trong bối cảnh khó khăn.
Ông nhấn mạnh cần xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng; cắt giảm ít nhất 30% số thủ tục hành chính; giảm chi phí tuân thủ; quyết tâm, quyết liệt tháo gỡ những thể chế để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động nguồn lực để phát triển đất nước.
Song song là tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi các cấp, tăng cường giám sát, kiểm tra; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thành lập quỹ nhà ở xã hội…
Liên quan môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng lưu ý cần cân đối hài hòa giữa quản lý, bảo vệ người tiêu dùng với điều kiện kinh doanh thông thoáng; vừa quản lý được, vừa phát triển được; hình thành Cổng Đầu tư quốc gia (trung tâm xúc tiến đầu tư một cửa quốc gia và cấp tỉnh), cũng như hình thành các mô hình huy động nguồn lực như mô hình “lãnh đạo công-quản trị tư”, “đầu tư công-quản lý tư”, “đầu tư tư-sử dụng công”…
Ông cũng lưu ý các vấn đề liên quan y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… cần có tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế - xã hội. Ảnh: Đ.X
Vừa qua, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước, bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026. Thời gian tới, theo Thủ tướng, cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao thể chất, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Do đó, hai chương trình về y tế, giáo dục sẽ được báo cáo Bộ Chính trị, đồng thời đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện bài bản, có trọng tâm, trọng điểm.
Cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng và những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.
Theo Tổng Bí thư, Báo cáo Kinh tế - xã hội phải thực sự là lời giải thuyết phục cho bài toán đã có đáp số. Đó là, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030; trở thành nước phát triển vào năm 2045 với thu nhập cao.
Nếu như Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội là cẩm nang hành động cho các cấp thực hiện đúng với mục tiêu đã đề ra, Tổng Bí thư nêu rõ.
Cần đánh giá lại quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành
Về những định hướng tiếp tục nghiên cứu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư gợi mở, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về thực hiện chủ trương tiếp tục tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã; không tổ chức cấp huyện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Ảnh: Đ.X
“Đây không chỉ đơn thuần là điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế…", Tổng Bí thư lưu ý, cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, TP.
Ông cũng yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới” của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững.
Trong mô hình tăng trưởng mới, theo Tổng Bí thư, cần xác định rõ, đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng để tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động thấp, tạo công ăn việc làm; định hướng cụ thể phát triển hiện đại ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; phải hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp trong GDP cả nước.
Với thế chế, Tổng Bí thư chỉ rõ, xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Ông đề nghị nghiên cứu, cải cách mạnh mẽ hơn nữa quy trình, chính sách để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Song song là xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh cần quan tâm việc thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ; nghiên cứu giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ với tinh thần chủ động, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo ông, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
“Phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tổng Bí thư nói, tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đột phá hơn nữa.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: N.Bắc
Về huy động nguồn lực để phát triển, Tổng Bí thư đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực; nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI, cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế.
Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển, cũng là nội dung được Tổng Bí thư lưu ý.
Ngoài ra, theo Tổng Bí thư, cần tiếp tục rà soát các nội dung báo cáo để đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi, mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Nhấn mạnh từ nay đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng phải triển khai một lúc nhiều công việc rất quan trọng, thời gian đòi hỏi rất gấp, khối lượng công việc rất lớn, rất khó, chuyên môn sâu, Tổng Bí thư yêu cầu Tiểu ban Kinh tế - xã hội bám sát tình hình, tổ chức nghiên cứu thảo luận kỹ, tiếp thu ý kiến của các cấp, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 203/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
T. Minh
(Thanh tra) - Ngày 25/4, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu và 2 Phó Chủ tịch HĐND Nguyễn Công Huấn, Lê Vĩnh Thế đồng chủ trì.
Lê Hữu Chính
Bùi Bình
Trần Lê
Hương Giang
Hương Giang
Thái Hải
Quang Dân
T.Thanh
PV
Phương Anh
Trần Kiên
Phương Anh
Phương Anh
Trần Quý
Hoàng Long
Hoàng Long