Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/02/2017 - 18:31
(Thanh tra) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, “Ban Kinh tế Trung ương cần phải nhanh nhạy, sắc bén và kiên quyết hơn trong việc này, kịp thời báo cáo Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực và đề xuất các giải pháp thanh tra, điều tra, ngăn ngừa và khắc phục, bảo đảm an ninh kinh tế”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, Ban Kinh tế Trung ương cũng cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương để phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ngày 11/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Cùng tham dự có Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm
Trong 4 năm qua, Ban Kinh tế Trung ương đã có những đóng góp quan trọng trong điều kiện vừa ổn định bộ máy tổ chức, vừa triển khai thực hiện tốt các công việc.
Đáng chú ý, lần đầu tiên, Ban Kinh tế Trung ương được tin tưởng giao chủ trì chuẩn bị 7 đề án quan trọng, có nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong năm 2017.
Riêng năm 2016, Ban Kinh tế Trung ương đã kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm phát sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội để báo cáo, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư giải pháp ứng phó, xử lý kịp thời, như về tình hình hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; tình hình giao đất đối với các dự án FDI và thương nhân nước ngoài mua đất ven biển một số tỉnh miền Trung…
Công tác thẩm định có nhiều đổi mới và nâng cao chất lượng, thể hiện rõ quan điểm và tinh thần trách nhiệm cao, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư có cơ sở để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Ban Kinh tế Trung ương cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội.
Qua đó, nắm sát hơn tình hình thực tiễn; kịp thời phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, phối hợp tháo gỡ hoặc đề xuất xử lý, tạo điều kiện cho các địa phương, cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân….
Vì sao có nhiều tập đoàn làm ăn thua lỗ, tham nhũng
Sau khi nghe báo cáo, ý kiến của các bộ, ngành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những kết quả, thành tích đã đạt được của Ban Kinh tế Trung ương và lưu ý, năm 2017, khó khăn, thách thức trên con đường phát triển vẫn rất nặng nề và gay gắt.
Theo đó, Ban Kinh tế Trung ương cần nghiêm túc tổng kết lý luận và thực tiễn để có những đề xuất bổ sung, phát triển cần thiết, đúng đắn; tích cực tham gia cùng các ban, bộ, ngành Trung ương thẩm định, phản biện một cách khách quan, sắc sảo, thuyết phục đối với các đề án, báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội do các cơ quan khác chủ trì chuẩn bị.
Toàn cảnh buổi làm việc
Trong quá trình chủ trì nghiên cứu, xây dựng các báo cáo, đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trình Hội nghị Trung ương 5 sắp tới, theo Tổng Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương cần làm rõ các vấn đề quan trọng như đến nay kinh tế - xã hội nước ta đã phát triển nhanh và bền vững chưa? Nhanh và bền vững ở mức nào? Vì sao nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, để xảy ra nhiều vụ tham nhũng, lãng phí lớn với những công trình hàng nghìn tỉ đồng "bị đắp chiếu"? Từ đó đề xuất đồng bộ các chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, có tính đột phá…
Cùng với đó, chú ý đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm cơ bản, đúng đắn của Đảng; phê phán, bác bỏ những nhận thức sai, quan điểm sai; đi sâu, bám sát hơn nữa tình hình thực tiễn của đất nước, gắn bó chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là cuộc sống của nhân dân để nhìn nhận, phản ánh đúng thực tế tình hình, kịp thời phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Phải kịp thời phát hiện sai phạm để uốn nắn
Tổng Bí thư cũng yêu cầu, Ban phải chú trọng nhiều hơn nữa việc hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống một cách đúng đắn, có hiệu quả. Kịp thời phát hiện những thành tích, ưu điểm để tổng kết, phát huy; những vướng mắc để tháo gỡ, những khuyết điểm, sai phạm để uốn nắn, xử lý.
“Vừa qua, một loạt những doanh nghiệp, những cơ quan, đơn vị có vi phạm, làm ăn thua lỗ, nhiều dự án, công trình "đắp chiếu", nhưng hầu như không thấy Ban Kinh tế Trung ương có ý kiến gì. Đây là do không phát hiện được hay phát hiện được mà không có dũng khí báo cáo, đề xuất xử lý?”, Tổng Bí thư nêu.
Ban Kinh tế Trung ương cũng cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương để phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
“Phải nhanh nhạy, sắc bén và kiên quyết hơn trong việc này, kịp thời báo cáo Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực và đề xuất các giải pháp thanh tra, điều tra, ngăn ngừa và khắc phục, bảo đảm an ninh kinh tế”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, Tổng bí thư lưu ý, Ban Kinh tế Trung ương và cán bộ của Ban phải nắm rất chắc và quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng được nêu trong Cương lĩnh, các nghị quyết đại hội Đảng; chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Ban, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục những tồn tại hạn chế, tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền