Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/04/2016 - 06:25
(Thanh tra)- Trao đổi với báo chí trên hành lang Quốc hội (ĐB), đại biểu (ĐB) Nguyễn Thái Học, Trưởng ban Nội chính tỉnh Phú Yên tin “tân Thủ tướng Chính phủ sẽ nhận thức rõ được tình hình tham nhũng khi nhận nhiệm vụ. Với yêu cầu đòi hỏi đặt ra, chống tham nhũng (CTN) như chống giặc “nội xâm”, Thủ tướng mới sẽ có hành động quyết liệt, ngăn chặn đẩy lùi vấn nạn này”.
ĐBQH Nguyễn Thái Học nói: “Tham nhũng đang được ví như giặc “nội xâm”, ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ, nguy hiểm hơn nữa làm mất niềm tin người dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng”. Ảnh: Thảo Nguyên
Bình đẳng trước pháp luật dù ở cương vị nào, làm được như vậy dân mới tin
- Tham nhũng, lãng phí đang nhức nhối trong xã hội. Có ý kiến cho rằng, nhiệm kỳ vừa rồi, Thủ tướng chưa “trảm” một số người đứng đầu nên càng phức tạp, thưa ông?
+ Cũng không hẳn vậy. Làm sao biết ngành nào, địa phương nào mà đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý? Tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là khi đủ cơ sở, chỉ rõ “địa chỉ” tham nhũng mà người đứng đầu làm ngơ, không xử lý thì đó là trách nhiệm của Thủ tướng. Trước vấn nạn tham nhũng hiện nay, đòi hỏi Chính phủ mới phải thực sự gương mẫu. Thứ nữa là phải thực sự quyết liệt CTN, siết chặt kỷ luật, kỷ cương và khách quan công bằng trong xem xét, xử lý.
Cử tri nói, công dân vi phạm pháp luật thì xử rất nghiêm, cán bộ, đảng viên vi phạm thường xử nhẹ hoặc không xử. Cán bộ có chức vụ một tí thì quá trình xử lý càng khó. Đâu đó ở các địa phương tôi cho là có thực tế này. Cho nên, đòi hỏi sự nghiêm minh và công bằng. Mọi công dân phải bình đẳng trước pháp luật dù ở cương vị nào. Làm được như vậy dân mới tin.
Chứ còn trong đấu tranh xử lý tham nhũng ở địa phương mà người dân còn cảm thấy có sự phân biệt đối xử giữa người dân và lãnh đạo thì dân không tin và lúc đó công tác phòng, CTN (PCTN) còn khó khăn.
- Theo ông, hành động tới đây của người đứng đầu Chính phủ mới sẽ như thế nào để thể hiện được trách nhiệm trước nhân dân?
+ Chúng ta chưa ngăn chặn đẩy lùi được tham nhũng dù có nhiều nỗ lực, quyết tâm. Việc đưa ra xét xử các đại án tham nhũng cũng thể hiện quyết tâm trong công tác PCTN của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, như nhiều ĐBQH và người dân đánh giá, tham nhũng đang được ví như giặc “nội xâm”, ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ, nguy hiểm hơn nữa làm mất niềm tin người dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
Tôi tin tân Thủ tướng Chính phủ sẽ nhận thức rõ được tình hình tham nhũng khi nhận nhiệm vụ. Với yêu cầu đòi hỏi đặt ra CTN như chống giặc “nội xâm”, Thủ tướng mới sẽ có hành động quyết liệt, ngăn chặn đẩy lùi vấn nạn này. Để làm được điều này rất là khó khăn.
- Khó khăn như ông nói thì chúng ta phải bắt đầu PCTN từ đâu?
+ Khó khăn bởi một mình Thủ tướng không thể làm được, mà đòi hỏi một sự đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Mà để có sự đồng bộ thì người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cũng phải quyết liệt CTN. Còn chỉ mỗi cá thể quyết tâm, quyết liệt thôi thì chưa đủ.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới vai trò của người đứng đầu Chính phủ, phải làm sao với vai trò trách nhiệm của mình, tân Thủ tướng phải đưa hệ thống chính trị vào cuộc và phải tạo ra sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương.
Thực tế, hiện nay không phải cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu nào chính quyền địa phương cũng quan tâm tới PCTN. Người ta vẫn thấy nguy hại đó, nguy hiểm đó, nhưng thiếu sự quan tâm PCTN nên tham nhũng, lãng phí xảy ra ở nhiều địa phương, nhưng không phát hiện, tới khi có đơn thư tố cáo thì mới truy tìm đối tượng, điều tra sự việc tham nhũng...
“Không trông chờ tới khi thanh tra, kiểm tra mới vội vàng vào cuộc”
- Có ý kiến rằng, “vạch mặt” tham nhũng, chẳng khác nào lấy đá ghè chân mình. Ông có đồng tình với quan điểm này?
+ Điều này xuất phát từ trách nhiệm. Một khi trách nhiệm chưa được quy định rõ ràng cụ thể, người đứng đầu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng ở địa phương đơn vị mình thì phải chịu trách nhiệm. Vừa rồi, để khắc phục tình hình này Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác PCTN. Trong chỉ thị này nêu rõ, nếu người đứng đầu địa phương, đơn vị nào để xảy ra tham nhũng lãng phí, tiêu cực thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Nghĩa là, từng bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh CTN, không trông chờ tới khi thanh tra, kiểm tra mới vội vàng vào cuộc. Tôi tin rằng, từ chỉ thị xác định vai trò người đứng đầu như vậy, Chính phủ mới nhận nhiệm vụ, quan tâm tới PCTN, lãng phí thì tình hình sẽ khác đi.
- Vậy, chúng ta đã có “gậy” để PCTN?
+ Nói chung, hệ thống luật pháp về PCTN đã đồng bộ. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện như thế nào? Muốn vậy, từng người đứng đầu Trung ương, địa phương cùng vào cuộc, nhận thức nguy cơ tham nhũng, cũng như đòi hỏi của mỗi người dân là phải PCTN hiệu quả. Nếu không vào cuộc, không xoay chuyển được tình hình, chắc chắn trách nhiệm thuộc về người đứng đầu.
- Luật quy định chưa rõ, trong trường hợp phát hiện tham nhũng sẽ xử lý người đứng đầu cấp uỷ hay cấp chính quyền, thưa ông?
+ Người đứng đầu khi xem xét phải tính toán trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ tham nhũng xảy ra tại 1 cơ quan Đảng thì người đứng đầu Đảng phải chịu trách nhiệm. Còn xảy ra trong bộ máy Nhà nước ở 1 địa phương thì người đứng đầu chính quyền phải chịu. Người đứng đầu, trách nhiệm người đứng đầu được xem xét trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Vấn nạn tham nhũng, những điều tôi nghĩ thì Đảng, Nhà nước đã nói hết rồi. Nghị quyết của Đảng đã nhìn nhận “không nhỏ một đội ngũ cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất”, mà tha hóa, biến chất thì bao hàm cả tham nhũng. Câu chuyện còn lại là bốc thuốc để chữa căn bệnh đó thế nào? Tôi cho rằng chưa đủ “đô” và chưa đủ liều lượng cần thiết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng trằn trọc khi nói “chạy ai, ai chạy”, tôi nghĩ, phải đi từ băn khoăn, trăn trở, trằn trọc mới sinh ra suy nghĩ và hành động. Tổng Bí thư, từ trăn trở đó sẽ có những hành động, quyết sách, biện pháp hữu hiệu. Còn nếu bàng quan, không trăn trở gì cả thì sẽ không có quyết sách nào cả.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại 3 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hương Giang
17:21 11/12/2024(Thanh tra) - Phụ cấp xét xử cho hội thẩm tăng 90.000 lên 900.000 đồng/ngày từ 1/7/2025, theo Pháp lệnh Chi phí Tố tụng được thông qua.
Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Trung Hà
14:53 11/12/2024Bùi Bình
14:35 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà