Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thường vụ Quốc hội và MTTQ Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp giám sát

Thứ sáu, 10/02/2017 - 22:44

(Thanh tra) -Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện quy chế phối hợp công tác năm 2016, thảo luận về những trọng tâm phối hợp công tác năm 2017.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch UBTW MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị.

Trình bày dự thảo báo cáo, theo Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, năm 2016, sự phối hợp giữa UBTVQH và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục được tăng cường và đạt được nhiều kết quả tốt.

Nhất là, trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, UBTVQH, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã khẩn trương, chủ động có những hoạt động phối hợp tích cực.

Công khai kết luận thanh tra để giám sát

Cũng trong ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị liên tịch thường niên của Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ, kiểm điểm việc phối hợp công tác năm 2016, bàn nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

Tại hội nghị này, theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, có một nguồn thông tin rất tốt cho công tác giám sát lâu nay chưa được nhận đầy đủ mà theo quy định của pháp luật phải được công khai đó là các kết luận thanh tra.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, Thủ tướng có chỉ đạo yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các cấp sau khi thanh tra phải công bố kết luận. MTTQ và báo chí sẽ khai thác thông tin đó để giám sát.

Đồng tình với đề xuất này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần công khai các kết luận thanh tra của các cơ quan chức năng để giám sát tốt hơn.

“Đảng chúng ta đang nói vấn đề rất lớn, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống chuyển hóa trong nội bộ, nhất là 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến. Tôi đồng ý với các đồng chí một tinh thần là những cuộc thanh tra, những kết luận của các cơ quan chức năng đều phải công khai hóa ở các cấp để truyền thông, báo chí, đặc biệt là MTTQ Việt Nam giám sát”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và rất chủ động từ hai bên trong công tác bầu cử năm 2016 đã góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử.

Trong hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện đầy đủ các bước, các quy trình lấy ý kiến góp ý, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên liên quan…

Tuy vậy, công tác giám sát trong quy chế phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế. Hình thức giám sát, phản biện xã hội chậm so với kế hoạch đề ra. Các hoạt động thực hiện theo kinh nghiệm là chính, chưa có những quy định cụ thể. Việc trả lời kiến nghị của các cử tri vẫn là khâu yếu.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đều là cơ quan, tổ chức đại diện cho tiếng nói của nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tham gia vai trò giám sát và phản biện.

Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, hai cơ quan có báo chung tổng hợp kiến nghị của nhân dân và cử tri với tinh thần trách nhiệm cao.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng của bản báo cáo chung ngày, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, trước mắt, đổi mới hoạt động phối hợp giữa hai bên bằng cách tổ chức một buổi làm việc chung để chọn vấn đề trong báo cáo tổng hợp phản ánh, kiến nghị của cử tri và đeo bám đến cùng việc triển khai thực hiện sau đó.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được còn có những hạn chế nhất định cần phải rút kinh nghiệm để khắc phục, đặc biệt là công tác giám sát.

Theo đó, hai bên sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong các hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH và các ủy ban, các phiên giải trình.

“Sắp tới, đề nghị Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra. Làm như vậy thì Mặt trận và các cơ quan chức năng có chức năng giám sát các hoạt động của Nhà nước như Quốc hội mới có cơ sở để có thể theo dõi tới cùng các kết luận của các đoàn giám sát”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ mong muốn, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên sẽ thực hiện tốt hơn chức năng phản biện xã hội trong công tác xây dựng luật, đặc biệt là những dự án liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, liên quan tới tổ chức bộ máy Nhà nước.

Hai cơ quan thống nhất, trước mỗi kỳ họp Quốc hội, sẽ có buổi làm việc chung để lựa chọn vấn đề, trên cơ sở đó, Quốc hội chọn vấn đề chất vấn.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm