Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát không để 3 “khủng hoảng”

Hương Giang

Thứ sáu, 30/07/2021 - 21:05

(Thanh tra) - “Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế-xã hội và khủng hoảng truyền thông”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và yêu cầu, thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine.

Theo người đứng đầu Chính phủ, dịch bệnh COVID-19 với virus SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, tạm thời chưa có thuốc điều trị. Ảnh: N.Bắc

Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, TP để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Cuộc chiến chống dịch COVID -19 còn trường kỳ, lâu dài

Kết luận hội nghị, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, công tác phòng, chống dịch bệnh đang đi đúng hướng, nhờ đó đã đạt được kết quả rất tích cực, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương ở miền Nam, miền Trung.

Theo người đứng đầu Chính phủ, dịch bệnh COVID-19 với virus SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, tạm thời chưa có thuốc điều trị.

Cho nên, phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả, kể cả khi có vaccine cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, biện pháp phù hợp, bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, linh hoạt, cương quyết, quyết liệt nhưng rất mềm dẻo, phù hợp với từng nơi, từng lúc.

Thủ tướng nêu rõ, trên phạm vi cả nước lúc này, cần tập trung ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ chống dịch để vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân.

Đồng thời bám sát thực tiễn, tận dụng tối đa khả năng có thể để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh. Những nơi an toàn có điều kiện thì mở rộng sản xuất, “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Kinh nghiệm vừa chống dịch, vừa sản xuất đã có tại nhiều địa phương và việc tổ chức sản xuất tốt cũng là một biện pháp cách ly nếu an toàn.

“Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế-xã hội và khủng hoảng truyền thông”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải thực hiện nghiêm, hiệu quả các kết luận, nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống dịch. Khẩn trương thể chế hóa, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 30/2021/QH15 đáp ứng yêu cầu tình hình và nguyện vọng của người dân.

Các bộ, ngành, các cấp cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để đưa ra các biện pháp phù hợp, thực hiện hiệu quả. Trên tinh thần vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng vội, nếu có vướng mắc thì khẩn trương báo cáo để tháo gỡ; bám sát thực tiễn, phân cấp, phân quyền gắn với giám sát và xử lý để chống tiêu cực, tham ô, lãng phí, quan liêu.

Thủ tướng lưu ý, đã làm phải cương quyết, không chập chờn, không nương tay, làm đến nơi đến chốn, làm việc nào ra việc đấy, có trọng tâm trọng điểm.

Khi thực hiện cách ly, giãn cách cần thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đáp ứng 3 yêu cầu: hỗ trợ tối đa về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân.

TP HCM và các tỉnh đang bùng phát dịch phải có giải pháp giảm tối đa ca tử vong; phong tỏa, cách ly phải triệt để, kết hợp với các chính sách, biện pháp để kiềm chế đỉnh dịch và kém số ca mắc đi xuống.

Ngoài các biện pháp chung, các địa phương này thực hiện một số biện pháp riêng, đặc thù theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế.

Ưu tiên vaccine cho các tỉnh đang có dịch phức tạp

Thủ tướng cũng yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vacine. Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ COVID-19 cộng đồng, người cao tuổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất thì cần ưu tiên cho địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp và địa bàn quan trọng như TP HCM, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương...

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Đ.X

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, phải quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chiến lược vaccine, đặc biệt là đẩy mạnh ngoại giao vaccine, hợp tác công tư để mua được nhiều nhất, nhanh nhất có thể.

Tổ chức tiêm kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để lãng phí vaccine; rút gọn các thủ tục về hành chính để tập trung thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, kịp thời việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và công nhận vaccine trong nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phân bổ thêm ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu nguồn lực trên cơ sở cân đối ngân sách và tiết kiệm. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các công nghệ và hướng dẫn ứng dụng công nghệ để góp phần phòng, chống dịch….

“Chúng ta chống dịch trong điều kiện của một đất nước đang phát triển với những đặc thù riêng, do đó phải cân đối nguồn lực, có các giải pháp phù hợp, huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp chung tay, chung sức, chung lòng, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo. Phải tổng hòa các biện pháp về chống dịch, an sinh xã hội, huy động nguồn lực cả về tinh thần và vật chất”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đóng góp vào dự thảo để Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết của Chính phủ thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng bày tỏ sự cảm ơn đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân, doanh nghiệp cả nước đã đồng hành trong “cuộc chiến” phòng, chống COVID-19.

Ông cũng kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống nhân văn “lá lành, đùn lá rách” trong lúc khó khăn, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm