Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

Thứ hai, 30/12/2013 - 20:20

Chiều 30/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ra đời với Đại hội thành lập ngày 26/2/1966 và Quyết định công nhận số 88-NV ngày 31/3/1966 của Bộ Nội vụ. Đây là một trong những Hội khoa học được thành lập sớm nhất ở Việt Nam (chỉ sau Hội Luật gia và Tổng hội y học). Đến nay, hệ thống tổ chức của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam có 53 hội/chi hội thành viên, trong đó có 30 hội cấp tỉnh/thành phố, 4 hội chuyên ngành, 19 hội ở các cơ quan, bộ, ngành và các trường Đại học. Tổng số hội viên hiện nay là trên 3.960 người; nếu tính cả số hội viên danh dự và hội viên liên kết, tổng số hội viên của Hội lên đến trên 5.000 người.

Tổ chức của Hội đã có mặt trong hầu hết các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về lịch sử, trên mọi địa bàn quan trọng của đất nước và thực sự trở thành tổ chức khoa học đại diện cho giới sử học cả nước.

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng tập hợp rộng rãi những nhà khoa học công tác trên lĩnh vực của khoa học lịch sử và những ngành khoa học liên quan, nhằm đoàn kết giới sử học cả nước, thúc đẩy sự phát triển của khoa học lịch sử Việt Nam, phổ biến tri thức lịch sử góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, bảo vệ di sản văn hóa, thực thi chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với những công trình và dự án liên quan đến sử học và văn hóa dân tộc, thiết lập và mở rộng quan hệ giao lưu với giới sử học quốc tế.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực, những kết quả thiết thực mà Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đạt được trong thời gian qua, nhất là hoạt động nghiên cứu lịch sử, giám định, tư vấn, phản biện, xuất bản, hội thảo, tuyên truyền phổ biến các kiến thức lịch sử...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế còn tồn tại và thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của Hội, nhất là thực hiện chức năng nhiệm vụ hàng đầu là tập hợp giới sử học cả nước, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu sử học và cơ quan chức năng, góp phần xây dựng và phát triển nền sử học Việt Nam; chủ động hơn nữa trong hoạt động tư vấn, phản biện, giám định; xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền phổ biến kiến thức lịch sử; đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác với giới sử học quốc tế...

“Chính phủ sẽ luôn ủng hộ các hoạt động của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trong đó có các kiến nghị liên quan đến vị trí của tổ chức hội, kinh phí hoạt động cho Quỹ Phát triển sử học Việt Nam.

 (TTXVN)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm