Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 16/10/2023 - 13:57
(Thanh tra) - Ngày 16/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề “Đồng hành và phát triển”.
Thủ tướng khẳng định 3 cam kết lớn với nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: N.Bắc
Hội nghị diễn ra sau cuộc gặp lần trước của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa đầy 6 tháng (tháng 4/2023).
Tạo hệ sinh thái kinh doanh minh bạch, bình đẳng
Tại hội nghị, người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm của đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Ông yêu cầu, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nghiêm túc tiếp thu; hoàn thiện, trình ban hành kết luận của Thủ tướng sau hội nghị để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam có 3 cam kết với nhà đầu tư.
Đầu tiên, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư trong bất cứ trường hợp nào.
Thứ hai, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm lợi ích, hoạt động ổn định lâu dài ở Việt Nam trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Thứ ba, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự nhưng xử lý những người làm sai, vi phạm pháp luật để bảo vệ người làm đúng, tạo môi trường, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh và bền vững.
Về các câu hỏi của các nhà đầu tư rằng Việt Nam sẽ tiếp tục làm gì để thực hiện các cam kết và đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài, lãnh đạo các bộ ngành đã trả lời, Thủ tướng khái quát lại và nhấn mạnh, bổ sung thêm một số nội dung.
Trong đó, theo Thủ tướng, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là: Lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Việt Nam đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Việc này nhằm giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp
Tính đến hết tháng 9/2023, đã có 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 38,3 nghìn dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư hơn 455 tỷ USD, tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động.
“Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao để cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư hiệu quả, lâu dài, bền vững tại Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định.
Ông yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi suất; giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất…; tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp.
Các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài phải được lắng nghe với tinh thần cầu thị, chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành để có biện pháp xử lý hiệu quả.
“Vướng mắc ở đâu thì giải quyết ở đó, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, Thủ tướng quán triệt.
Với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường và phù hợp các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng của Việt Nam.
Theo Thủ tướng, các quy hoạch này được xây dựng và ban hành với tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.
Các quy hoạch này tạo tiền đề, tạo không gian phát triển cho các nhà đầu tư. Chiến lược phù hợp của nhà đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện các quy hoạch, Thủ tướng nhận định.
Một lần nữa, người đứng đầu Chính phủ mong muốn và tin tưởng rằng các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục dành tình cảm, đặt niềm tin, hợp tác chặt chẽ, “luôn yêu quý Việt Nam như quê hương của mình”.
Xây dựng những “đường cao tốc” logistics
Trước đó, đánh giá cao cơ hội được gặp gỡ Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ông David Whitehead, Phó Chủ tịch Auscham và thành viên ban lãnh đạo VBF (Diễn đàn Kinh tế Việt Nam) chia sẻ, nhờ những hành động kịp thời của Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.
“Lũy kế sau nửa đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,72%, dù không thực sự ấn tượng nhưng là minh chứng cho phát triển ổn định của Việt Nam”, ông David Whitehead nói.
Để thu hút đầu tư FDI quy mô lớn vào Việt Nam, ông David Whitehead đề nghị tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Cần có những điều chỉnh tổng thể về quy trình, thủ tục cấp phép, đảm bảo quy định rõ ràng về sử dụng đất, ưu đãi thuế và cấp giấy phép lao động, theo Phó Chủ tịch Auscham.
Ông John Rockhold, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cũng đề nghị Chính phủ có nhiều giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh tổng thể.
Các thành viên của AmCham thấy thủ tục hành chính còn mất thời gian, cản trở hoặc làm chậm tiến độ các dự án của doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam, ông John Rockhold nói.
Vì vậy, đại diện AmCham khuyến nghị làm rõ những quy định pháp lý đang cản trở việc triển khai hiệu quả đầu tư nước ngoài, cũng như xem xét thận trọng các dự thảo luật, để tránh áp dụng những thủ tục tạo thêm gánh nặng hành chính.
Ông Ng Boon Teck, đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam thì mong muốn xây dựng những “đường cao tốc” logistics, củng cố chuỗi cung ứng. Cần phải nghĩ đến tất cả các quy trình đã thân thiện với môi trường hay chưa?
“Tôi muốn đề xuất tập trung về cơ chế tài chính, cơ chế đánh thuế, nghiên cứu thành lập điểm kết nối về điện… làm sao để môi trường “xanh hơn””, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương