Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 04/06/2016 - 21:03
(Thanh tra) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với vai trò một trong hai đầu tầu kinh tế của cả nước, lãnh đạo TP Hà Nội phải quyết liệt, gỡ bỏ được các rào cản, chấm dứt sự trì trệ trong hành động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Hà Nội cần gỡ bỏ được các rào cản làm trì trệ trong hành động. Ảnh: TN
Sáng 4/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển”, nhằm thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hà Nội phải trở thành trung tâm khởi nghiệp
Phát biểu tại hội nghị, cho rằng, Hà Nội hội tụ rất nhiều tiềm năng để phát triển, xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, nhưng để phát huy được tiềm năng đó, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội cần gỡ bỏ được các rào cản, quyết liệt và chủ động, chấm dứt sự trì trệ trong hành động.
"Trước sức ép của hội nhập, sức ép của tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách trong nước, với vai trò của Thủ đô, với vai trò một trong hai đầu tầu kinh tế của cả nước, lãnh đạo TP phải quyết liệt hành động, chấm dứt tư duy "Hà Nội không vội được đâu" trong nhận thức và hành xử của cán bộ, công chức, viên chức thành phố" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, mấy tháng qua, sự chuyển động của Hà Nội là đúng hướng, là rất tích cực và để phát triển mạnh mẽ, đúng hướng hơn, Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước.
Muốn như vậy, chính quyền TP phải thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới, sẵn sàng chấp nhận cái mới, có nhiều sáng kiến khuyến khích, hỗ trợ để những mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo mới nhanh chóng phát triển ở Hà Nội thay vì phải thành lập ở nước ngoài để thoát khỏi gánh nặng thủ tục hành chính của chúng ta.
Trong xây dựng chính quyền điện tử, Hà Nội cần lưu ý áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào phục vụ doanh nghiệp và người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính cũng như xây dựng hệ thống quản lý thông tin để lãnh đạo TP có thể theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cam kết với doanh nghiệp, người dân.
Cần tạo được động lực để từng đơn vị, từng cán bộ phụ vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Chính phủ khuyến khích Hà Nội sáng kiến
"Tôi xin nhắc lại, xây dựng năng lực hệ thống, tạo được động lực làm việc chính là nền tảng quan trọng để thực hiện sự đổi mới, cải cách kinh tế - xã hội và kết quả mới bền vững, lâu dài”, người đứng đầu Chính phủ lưu ý.
Hà Nội cũng cần phát triển trong mối liên kết vùng, để mở rộng không gian phát triển, cộng hướng những lợi thế sẵn có.
"Nếu Hà Nội cần một cơ chế đặc biệt để hình thành liên kết vùng và giữ vai trò trung tâm trong mối liên kết đó thì có thể làm đề án đề xuất với Chính phủ", Thủ tướng gợi ý.
Trong quy hoạch Thủ đô, Hà Nội cần đi đầu trong đổi mới để không phải là một bản vẽ kỹ thuật mà phải là sự tổng hòa của các yếu tố kinh tế, môi trường, văn hóa, để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Cùng với đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải ngày càng nhỏ đi và hiệu quả hơn. Hà Nội cần phải đi đầu thực hiện chủ trương, đường lối này.
"Chính phủ khuyến khích Hà Nội thí điểm áp dụng các sáng kiến, các thông lệ tốt của quốc tế trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước và quản lý tài sản công để nâng cao tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí, huy động được nguồn lực to lớn này cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô", Thủ tướng nói.
Cam kết chấm dứt việc thanh tra chồng chéo
Trước cộng đồng doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định cam kết của TP về xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Giai đoạn 2016 - 2020, TP cần huy động khoảng 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư xã hội. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách chiếm khoảng 20%; vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài khoảng 80%.
Lãnh đạo Hà Nội cam kết, đổi mới để cả bộ máy hành chính sẽ cải cách theo hướng, “xác định người dân và doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ”.
“Đầu tư của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô”, ông Hoàng Trung Hải nói.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, Hà Nội sẽ thực hiện mô hình “liên thông” tập trung giải quyết thủ tục đầu tư tại một địa điểm. Tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp. Công khai minh bạch các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính, các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất...
Đặc biệt, lãnh đạo TP Hà Nội cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, chấm dứt việc thanh tra chồng chéo.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, sẽ “tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trên tinh thần 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.
TP sẽ quyết tâm đổi mới để cả bộ máy hành chính sẽ cải cách theo hướng, “xác định người dân và doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ”.
Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ngay từ tháng 6/2016, các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được giải quyết trong 2 ngày làm việc (giảm 1 ngày so với quy định) đối với quá trình giao dịch trên mạng; cắt giảm đến 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư; duy trì tỉ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đạt 100%; nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 100%.
"Chúng tôi chân thành mời gọi và sẵn sàng hợp tác với tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư đã, đang và sẽ quan tâm tới tiềm năng, lợi thế và chung tay cùng xây dựng Hà Nội”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói.
Đại diện một số tổ chức quốc tế, đại diện các Đại sứ quán, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn cũng trình bày tham luận, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư vào Hà Nội, tạo ra môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn.
Tại hội nghị, TP Hà Nội đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 nhà đầu tư, với 16 dự án có vốn đầu tư trong nước và 7 dự án đầu tư nước ngoài, thuộc các lĩnh vực: Viễn thông, hạ tầng đô thị cấp nước, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà ở, y tế và dịch vụ thương mại.
Từ đầu năm đến 31/5/2016, Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, tăng 3 lần so với cùng kỳ, gấp 1,5 lần so với năm 2015. Số dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước (68 dự án) với số vốn tăng 2,44 lần (70.421 tỷ đồng).
Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020: 8,5 - 9,0%; GRDP bình quân/người: 6.700 - 6.800 USD; huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng (tương đương mức tăng 13 - 14%/năm).
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình