Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 24/03/2022 - 22:12
(Thanh tra) - “Những gì những doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được, chưa có điều kiện để làm hoặc những nơi khó khăn thì doanh nghiệp Nhà nước phải xốc vác, tiên phong”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ và nhấn mạnh vai trò dẫn dắt nền kinh tế của khu vực này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý mục tiêu doanh nghiệp Nhà nước phấn đấu đóng góp 35% ngân sách Nhà nước trong nhiệm kỳ này. Ảnh: N.Bắc
Hôm nay (24/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội”.
Xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp
Thủ tướng nêu rõ, sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng xác định rõ trong các nghị quyết Trung ương. “Trăn trở của chúng ta là làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh này”, ông nói.
Trên tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Nhà nước phải tạo hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp từ việc đổi mới tư duy giữa quản lý chặt chẽ với phát triển hài hòa, hợp lý, thông qua cơ chế, chính sách, sự quan tâm, chia sẻ, trân trọng, cương quyết và nhất quán.
Còn doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
“Những gì doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được, chưa có điều kiện để làm hoặc những nơi khó khăn thì doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong”, Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước phải kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được, từ đó phải tạo ra bước phát triển tích cực, nhanh, bền vững.
Ông gợi ý mục tiêu doanh nghiệp nhà nước phấn đấu đóng góp 35% ngân sách Nhà nước trong nhiệm kỳ này; nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, người lao động năm sau cao hơn năm trước.
“Chung tay xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp, môi trường lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, trách nhiệm, nghĩa tình, nhân văn và không tham nhũng, phù hợp với định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”, Thủ tướng nói, “nhiệm vụ này cả Chính phủ, doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương và từng cá nhân cần phải chung tay”.
Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường
Để doanh nghiệp nhà nước thực hiện “sứ mệnh của mình”, theo Thủ tướng, cần tập trung tháo gỡ thể chế, cơ chế chính sách; tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, trách nhiệm của doanh nghiệp.
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cụ thể và phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ; huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nướcvào phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Đồng thời, coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Người đứng đầu Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Trong đó, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương trình Chính phủ quy định các nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng với người quản lý, người lao động trong doanh nghiếp nàh nước theo nguyên tắc thị trường, gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thanh tra Chính phủ chủ trì nghiên cứu đổi mới các quy định về thanh tra doanh nghiệp, trong đó đề xuất giải pháp đổi mới công tác thanh tra doanh nghiệp nhà nước, cho phù hợp với thực tiễn theo hướng tránh thanh tra chồng chéo; đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mang tính tổng thể…
“Cởi trói”, khơi thông nguồn lực
Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp nhà nước cần được phân cấp, trao quyền chủ động cao hơn trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; từ đó mới có thể linh hoạt, chớp thời cơ, phản ứng nhanh với thị trường.
“Tôi hy vọng, sau hội nghị này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết sách quan trọng, căn cơ để “cởi trói”, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực để doanh nghiệp nhà nước có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới", Bộ trưởng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.
Doanh nghiệp nhà nước dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,08%) nhưng nước đóng góp 28% tổng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Số thuế và các khoản phải nộp bình quân của doanh nghiệp nhà nước là 576 tỷ đồng, gấp 43 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 14 lần doanh nghiệp dân doanh.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trong hoàn cảnh khó khăn, gian nan, bão lũ, hay khi có biến động trên thị trường, sẽ thấy rõ hơn vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có vai trò dẫn dắt, điều tiết, chia sẻ.
Bộ trưởng Tài chính cũng đánh giá các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp khác, điều này đã khẳng định sự đúng đắn và chính xác trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Vì vậy, theo ông cần xác định lộ trình phù hợp để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đánh giá chính xác, xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu; không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp, không để thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.
Các ý kiến tại hội nghị còn đề nghị, cần xác định rõ ngành, lĩnh vực then chốt cần có sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với định hướng phát triển bền vững của đất nước (như năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia…).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân