Lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang ở mức cao và còn tiếp tục lên trong một vài ngày tới, mực nước sông Tiền tại Tân Châu có thể đạt đỉnh ở mức xấp xỉ đỉnh lũ năm 2000 và duy trì trong thời gian dài.Chủ động sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơCông điện khẩn của Thủ tướng chỉ đạo ứng phó với tình hình lũ lụt đã được gửi tới 8 địa phương gồm: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương vừa cho biết, tại đồng bằng sông Cửu Long, nước lũ dâng cao đã gây vỡ một số tuyến bờ bao: bờ bắc kênh Đồng Tân dài 35m; đê Đông K8, dài 20m; đê Bắc kênh Trà Kiết dài 20m làm ngập lúa vụ 3 với tổng diện tích 2.700ha. Riêng Đồng Tháp, triều cường và lũ thượng nguồn đổ về gây ngập úng nhiều đoạn bờ bao vườn cây, ao hầm nuôi thủy sản ở khu vực phía Nam tỉnh. Nước lũ đã tràn qua 1 đoạn quốc lộ 30, làm sụp mố cầu Trà Sư trên tuyến tỉnh lộ 481. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các địa phương này cần triển khai rà soát các khu dân cư, trường học ven sông, ven kênh rạch, các khu vực ngập lụt để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập sâu, đảm bảo an toàn tính mạng.Huy động lực lượng tranh thủ thu hoạch các trà lúa đã chín theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng" để hạn chế thiệt hại; chủ động cho học sinh tại các vùng ngập sâu nghỉ học, tổ chức các điểm trông giữ trẻ tập trung và có phương án đảm bảo an toàn.Bên cạnh đó, kiểm tra các tuyến bờ bao, đê bao, chủ động tạm ứng ngân sách, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tập trung bảo vệ các tuyến đê trọng điểm; sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho dân cư trong trường hợp các tuyến bờ bao, đê bao bị tràn, vỡ.Đồng thời, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người, phương tiện đi lại qua các khu vực bị ngập sâu, khu vực nước chảy xiết để đảm bảo an toàn.Huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phươngThủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn và khu vực huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp với lực lượng của địa phương thu hoạch lúa, hoa màu, gia cố bờ bao, đê bao, thực hiện việc sơ tán dân theo yêu cầu của địa phương.Tại Đồng Tháp, nước lũ đã tràn qua quốc lộ 30. Trong vài ngày tới, dự báo mực nước các nơi trong tỉnh tiếp tục lên nhanh từ 0,05-0,13m/ngàyỦy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành và địa phương nằm trong khu vực ảnh hưởng của lũ chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng thực hiện cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí cho các địa phương thực hiện gia cố bờ bao, đê bao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đối phó với lũ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách. Theo Bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương lúc 11h30 trưa nay, dự báo trong 2 đến 4 ngày tới, lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên sẽ lần lượt đạt đỉnh; sau đó xuống chậm. Đỉnh lũ cao nhất năm tại các trạm đầu nguồn sông Cửu Long sẽ xuất hiện vào đầu tháng 10, tại Tân Châu có khả năng đạt mức 4,9m, cao hơn BĐ3: 0,4m; trên sông Hậu tại Châu Đốc đạt mức 4,3m, cao hơn BĐ3: 0,3m; sau đó xuống chậm. Đến ngày 3/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 4,90m (trên BĐ3: 0,4m); tại Châu Đốc lên mức 4,25m (trên BĐ3: 0,25m). Ngày 30/9, mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài biến đổi chậm và ở mức 111,85m.