Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/09/2011 - 07:56
(Thanh tra)- 6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà văn hoá lớn
… Khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, ông ủng hộ mạnh mẽ chủ trương đổi mới toàn diện cả về kinh tế và phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Để tiến hành cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” đạt hiệu quả cao, nhận thấy ông là người rất thích hợp, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đề nghị ông tham gia lãnh đạo công cuộc này. Ông vui vẻ nhận lời và bắt tay viết ba chuyên luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”, “Thế giới đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi”. Những tác phẩm này có giá trị lý luận, thực tiễn rất sâu sắc, góp phần củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng và làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng trong thời kỳ mới.
Ở chuyên ngành nào thuộc phạm vi mình phụ trách, ông cũng đều có những ý kiến xác đáng, thấu tình đạt lý. Ví như, với ngành sử học, ông góp rất nhiều chính kiến rất cơ bản. Ông cho rằng môn sử - địa giúp ích rất lớn về nâng cao tri thức, lòng yêu nước và trách nhiệm với xã hội. Và ông đặt câu hỏi: “Mình đã nhiều lần đi trao giải cho các học sinh thi giỏi toán, vật lý nhưng sao không thấy có giải của môn sử - địa? Cần nghiên cứu vấn đề này kể cả trong cách dạy và học, cùng với nhiều hình thức sinh động khác”. Nhà sử học Trần Văn Giàu và các nhà lãnh đạo Hội khoa học lịch sử Việt Nam rất quý trọng ông, bởi ông vừa là nhân vật lịch sử vĩ đại của thế kỷ 20 gắn liền với lịch sử đất nước, vừa là cánh chim đầu đàn của ngành lịch sử Việt Nam.
Về giáo dục và đào tạo, ông thường tâm sự với các vị lãnh đạo ngành, các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên rằng: “Giáo dục và đào tạo không chỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… mà còn có sứ mệnh tạo ra những định hướng giá trị về văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ và tinh thần có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, bởi vì giáo dục và đào tạo là mục đích của cuộc sống, vì con người và vì cuộc sống. Do đó, mục tiêu cao nhất của giáo dục và đào tạo là chuẩn bị những người chủ hiện tại và tương lai của xã hội, những người sẽ góp phần quyết định vận mệnh của đất nước, của cộng đồng xã hội và chính bản thân mình. Để đạt mục tiêu đó phải cải cách căn bản nền giáo dục quốc dân, hình thành một nền giáo dục dân chủ, nhân văn và hiện đại, một xã hội học tập, xã hội tri thức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, trao cho con người những công cụ và phương pháp để tự học và học tập suốt đời…
Ngay cả khi nghỉ hưu, rời khỏi chính trường, tuổi đời rất cao, nhưng ông vẫn rất minh mẫn, sắc sảo, sáng suốt . Ví như, ông đã góp nhiều ý kiến quan trọng trong việc cấp phép cho nước ngoài xây dựng các công trình công nghiệp trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên và vùng rừng núi ở biên giới phải đặc biệt coi trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng và môi trường sống; phải đặc biệt coi trọng bảo vệ vùng trời và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trên biển thích ứng với trạng thái mới của chiến tranh điện tử; phải thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo tính dân chủ và tính khoa học trong quá trình ra quyết định; sớm nghiên cứu vấn đề xây dựng xã hội dân sự, xã hội công dân trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm tạo ra một xã hội bình đẳng về chính trị, sự đồng thuận xã hội rộng rãi…
Song, điều đáng nói nhất, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học, đó là những cống hiến xuất sắc của ông trên mặt trận văn hoá - tư tưởng.
Có thể khẳng định rằng, trên thế giới không có một vị thống soái nào sánh kịp ông: Viết nhiều bài báo nhất, cả hàng trăm bài; để lại nhiều luận văn nhất, gần 100 bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực; đặc biệt là viết nhiều sách văn học nhất.
Những trước tác tiêu biểu của ông như: Chiến tranh giải phóng và Quân đội nhân dân, Ba giai đoạn chiến lược, Điện Biên Phủ, Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Thế giới đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi, Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam… cùng với những cuốn hồi ký văn học lịch sử như: Từ nhân dân mà ra, Những chặng đường lịch sử, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Điểm hẹn Điện Biên, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…, đã giúp người đọc nhất là người đọc nước ngoài hiểu rõ bản sắc, truyền thống văn hoá, nguồn gốc sức mạnh của dân tộc Việt Nam, càng thêm yêu mến, khâm phục đất nước, nhân dân ta. Họ cũng hình dung được đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình hình thành, phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, từ chỗ không hiểu nổi, không giải thích được, thì các nhà học thức trên thế giới đã nhận thức được học thuyết về cuộc chiến tranh toàn dân, phân định được nguyên nhân vì sao hai đế quốc Pháp, Mỹ hùng mạnh lại thất bại hoàn toàn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
(Còn nữa)
Đại tá Hồ Ngọc Sơn
Nguyên Trưởng phòng Thông tấn Quân sự
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh