Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 19/12/2022 - 21:59
Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Hội nghị Tổng kết công tác tư pháp năm 2022 và triển khai công tác năm 2023 của Bộ Tư pháp diễn ra vào chiều 19/12.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Triển khai công tác năm 2023 của Bộ Tư pháp. Ảnh: TH
Thực hiện tốt vai trò “người gác cổng” về các vấn đề pháp lý
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2022, toàn ngành Tư pháp đã bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tích cực tham gia xây dựng các văn bản của Đảng về phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực; các cơ quan tư pháp, pháp chế và hệ thống thi hành án dân sự đã kịp thời ban hành, tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch công tác; tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành.
Chất lượng thẩm định văn bản tiếp tục được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới, tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện rà soát chuyên sâu, phát hiện và kiến nghị xử lý những quy định còn sơ hở, bất cập, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn.
Ngành Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là “người gác cổng” về các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị địa phương, từng bước tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và hoàn thiện khá toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực.
Các lĩnh vực truyền thống của bộ, ngành Tư pháp (xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật) tiếp tục được thực hiện bài bản, nền nếp, đồng bộ và ngày càng hiệu quả, sát thực tiễn hơn.
Công tác quản lý Nhà nước về hành chính tư pháp, nhất là lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi tiếp tục được chú trọng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục được tăng cường, bám sát chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản ngày càng phát triển theo hướng xã hội hóa, phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vai trò, tính chuyên nghiệp của trợ giúp viên pháp lý ngày càng được nâng cao.
Công tác thi hành án dân sự (THADS), nhất là trong việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và án tín dụng, ngân hàng tiếp tục được lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt. Ban chỉ đạo THADS các cấp tiếp tục được rà soát, kiện toàn, kịp thời giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.
Kết quả THADS năm 2022, toàn hệ thống THADS đã thi hành xong 538.630 việc, tăng 44.659 việc, đạt 82,51%, tương ứng với hơn 75.035 tỷ, tăng hơn 29.330 tỷ (tăng 64,17% so với cùng kỳ năm 2021), đạt 45,54%.
Kết quả thi hành án đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng tăng cả về việc và tiền so với năm 2021, cụ thể: Thi hành xong 6.215 việc, tương ứng với số tiền hơn 22.504 tỷ đồng (tăng hơn 4.297 tỷ đồng so với năm 2021).
Kết quả thi hành án đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng đạt kết quả cao, cụ thể: Thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với hơn 15.989 tỷ đồng, tăng hơn 11.895 tỷ đồng so với năm 2021.
Chú trọng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao kết quả đạt được của toàn ngành Tư pháp trong năm 2022.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tư pháp tiếp tục có nhiều đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật.
Bộ đã tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, đề xuất và triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất nhiều định hướng chính sách quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ, chính xác Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng chỉ ra một số mặt công tác tư pháp thời gian qua vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể, chất lượng pháp luật trong một số lĩnh vực còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, chưa có luật điều chỉnh, nhất là các quy định nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội, hội nhập quốc tế...
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp tập trung nguồn lực thực hiện tốt một số điểm: Tham mưu thực hiện thực chất, hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật; xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật trong lĩnh vực này; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân.
Phó Thủ tướng cho rằng, cần chú trọng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, và cần triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính được Quốc hội giao.
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (nhất là các vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo). Cũng cần chú trọng giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền