Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tài liệu tham khảo trong hoạt động thanh tra

Thứ sáu, 14/10/2011 - 19:54

(Thanh tra) – Theo Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào, đề tài khoa học cấp bộ “Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã thực hiện đúng mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề ra, có thể trở thành tài liệu tham khảo trong hoạt động thanh tra và công tác nghiên cứu giảng dạy nghiệp vụ thanh tra.

Quang cảnh buổi nghiệm thu

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, cải thiện uy tín, hình ảnh, vị trí, vai trò của ngành Thanh tra, việc xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước là hết sức quan trọng. Đi sâu nghiên cứu vấn đề này, đề tài khoa học cấp bộ “Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do ông Nguyễn Thái Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ III – Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đã được đánh giá tốt trong buổi nghiệm thu sáng 14/10.

Thực tiễn hoạt động ngành thanh tra trong những năm vừa qua cho thấy, công tác thanh tra đã có một số đổi mới nhất định và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Pháp luật về thanh tra, quy trình nghiệp vụ thanh tra đã hoàn thiện hơn, những sai phạm được ngành thanh tra phát hiện, kiến nghị xử lý ngày càng nhiều. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác thanh tra, ngành thanh tra cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại và những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành.

Một nội dung được đánh giá khá hay của nghiên cứu là đã phân loại 996 cuộc thanh tra do đối tượng thanh tra trả lời thành 2 nhóm. Nhóm được đánh giá là “Hoàn thành mục tiêu” chiếm 89,5%. Nhóm “Không hoàn thành mục tiêu” chiếm 10,5%. Thời gian thanh tra bình quân của nhóm “Hoàn thành mục tiêu” là 12 ngày; nhóm còn lại là 24 ngày.
Nhiều cuộc thanh tra chất lượng còn hạn chế, thời gian thanh tra kéo dài, thanh tra không theo sát kế hoạch, yêu cầu cung cấp thông tin không đúng nội dung thanh tra, trùng lặp về nội dung, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra.

Trong một số cuộc thanh tra, vẫn có tình trạng đối tượng thanh tra phản ứng lại cán bộ thanh tra, có đối tượng khiếu nại Kết luận thanh tra, không thực hiện hoặc trì hoãn thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, hoặc có ấn tượng không tốt, tuyên truyền không đúng về công tác thanh tra và ngành thanh tra… Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị, xử lý sau thanh tra thiếu triệt để.

Trình bày nội dung tóm tắt của đề tài, ông Nguyễn Thái Hồng cho biết, đề tài đã tiếp cận với những nội dung mới trong Luật thanh tra năm 2010 về những vấn đề liên quan đến việc ban hành và thực hiện nguyên tắc trong hoạt động thanh tra.

Hội đồng ngiệm thu đánh giá Ban chủ nhiệm đề tài đã khá thành công trong việc nghiên cứu những vấn đề chung về thanh tra và các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra: Nguyên tắc tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

TS Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài đã đạt được những thành công nhất định. Phần đánh giá thực tiễn quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trong thực tiễn được nêu khá đủ. Tình hình thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của tình trạng này được đi sâu phân tích. Đặc biệt, đề tài có một phần nội dung khá hay là khảo sát đánh giá của đối tượng được thanh tra.

Phó Tổng Thanh tra cũng tổng kết và chỉ ra một số hạn chế của đề tài như: Chương I (Một số vấn đề chung về thanh tra và các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra) có thể lược bớt những phần lý luận chung về thanh tra và đi sâu vào trọng tâm, một số nội dung trùng lặp trong phần thực trạng các quy định và thực hiện các nguyên tắc. Đặc biệt, Chương II, phần đánh giá thực trạng cần chú trọng xuất phát từ thực tế các hoạt động thanh tra để có nội dung phong phú và sâu sắc hơn. Các kiến nghị khá nhiều, nên trình bày mang tính trọng tâm hơn và các giải pháp cần phong phú hơn nữa.

Theo Phó Tổng Thanh tra, đề tài đã thực hiện đúng mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề ra, có thể trở thành tài liệu tham khảo trong hoạt động thanh tra nói chung và công tác nghiên cứu giảng dạy nghiệp vụ thanh tra.

Hội đồng nghiệm thu thống nhất đề tài đạt trung bình 85,7 điểm, đạt loại khá.

Dương Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm