Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 21/05/2014 - 14:36
(Thanh tra) - Sáng nay (21/5), Quốc hội thảo luận tại hội trường Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ).
Các đại biểu đề nghị quản lý chặt và cấm tuyệt đối sử dụng cồn đối với người điều khiển phương tiện GTĐTNĐ. Ảnh: Thảo Nguyên
Cân nhắc sửa phù hợp với điều kiện thực tế
Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí với việc cần phải có các quy định pháp luật đối với một số hoạt động GTĐTNĐ tại các vùng nước không phải “đường thủy nội địa”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta, thực tế hoạt động GTĐTNĐ vẫn đang diễn ra trên các vùng nước từ “mép luồng vào mép bờ tự nhiên và trên các sông, kênh, rạch… chưa được công bố khai thác giao thông vận tải”. Việc đi lại tại các vùng nước này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
“Để bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng trong trường hợp bất khả kháng và trên vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải; đồng thời, quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong việc bảo đảm an toàn giao thông nói chung, đặc biệt là trách nhiệm trong việc cảnh báo những khu vực nguy hiểm đối với hoạt động GTĐTNĐ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung quy định áp dụng pháp luật đối với một số hoạt động của phương tiện GTĐTNĐ ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải tại Điều 101a”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nói.
Đại biểu Trần Văn Tấn (đoàn Tiền Giang), Đỗ Văn Vẻ (đoàn Thái Bình) bày tỏ sự nhất trí cao với quy định đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho rằng, việc này phù hợp với đặc điểm tự nhiên của Việt Nam cũng như thực tiễn hoạt động GTĐTNĐ thời gian qua. Quy định như vậy giúp cho việc quản lý được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quy định bến dân sinh làm khó người dân
Theo Dự thảo, bến thuỷ nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo, đậu, xếp dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thuỷ nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng và bến dân sinh. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.
Tuy nhiên, đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) cho rằng, quy định như vậy là chưa phù hợp, vì khi đưa bến dân sinh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước là “làm khó” cho người dân. Đại biểu dẫn chứng, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là tại tỉnh Cà Mau, có khu vực có tới 50 - 60% người dân sống trên sông nước và nhà những người dân này đều có bến dân sinh. Giờ phải xin phép thì sẽ khiến người dân khó khăn, cơ quan Nhà nước thì khó thực hiện, thậm chí không thực hiện được.
Nhận định nhà hàng nổi cũng có thể xảy ra những tai nạn hết sức nguy hiểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đề nghị đưa vào luật quản lý cụ thể việc đăng kiểm và thời hạn đối với tất cả loại hình này. Ngoài ra, ông Phương cho rằng hiện nay hoạt động của thuyền du lịch loại nhỏ (thuyền bo bo) phát triển rất tự do và hoạt động rất nhiều trên mặt biển, mặt sông. Nhiều gia đình, cá nhân tự mua thuyền bo bo về kinh doanh, thường xuyên chạy với tốc độ rất nhanh và có thể gây nguy hiểm, nên đề nghị đưa vào luật quy định để quản lý loại phương tiện này.
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) cho biết, hiện tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều đò dọc, đò ngang hoạt động với những vi phạm Luật GTĐTNĐ ngày càng tăng cao, vì vậy, cần phân cấp đối với các phương tiện đường thủy nội địa có trọng tải từ 1 - 5 tấn sẽ do cấp xã, huyện cấp phép, quản lý.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024(Thanh tra) - Các cấp ủy trực thuộc làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền; từ đó, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Lại Xuân Lâm.
T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trung Hà
15:51 13/12/2024Trung Hà
Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền