00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sau tinh gọn, Bộ Công thương còn 22 đầu mối, đơn vị

Hoàng Nam

Thứ năm, 27/02/2025 - 17:09

(Thanh tra) - Ngày 26/2/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương với nhiều thay đổi so với trước.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương với nhiều thay đổi so với trước. Ảnh: BCT

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Công thương có 22 đơn vị (giảm 6 đơn vị so với trước) bao gồm Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục Điện lực, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Hóa chất, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương.

Trong đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Nghị định cũng quy định 42 nhiệm vụ, quyền hạn (so với trước đây là 39), cụ thể:

Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, dự thảo nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Phê duyệt chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, chương trình phát triển, các dự án đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo lường, sở hữu trí tuệ và tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2025, thay thế cho Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm